Sức ép từ việc tăng lãi suất thế chấp đang trở thành gánh nặng cho người mua nhà ở Singapore

Những người sở hữu nhà ở Singapore đang bắt đầu thắt lưng buộc bụng bởi họ biết rằng mình sẽ sớm phải đối mặt với việc tiền lãi cho khoản thế chấp để mua nhà chuẩn bị tăng cao.

Ba ngân hàng lớn nhất của Singapore đã tăng lãi suất cho vay mua nhà vào tháng 6, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất thêm 0,75% trong cùng tháng này để hạ nhiệt lạm phát, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994.

Ngân hàng phát triển Singapore (DBS) đã tăng lãi suất trên các gói cố định 2 và 3 năm lên mức 2,75% mỗi năm; Ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation (OCBC) tăng lãi suất cố định 2 năm lên mức 2,98%/năm; và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) có gói lãi suất cố định 3 năm là 3,08%/năm. Lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng khác vay đã tăng kể từ cuối năm ngoái và lãi suất cố định trong 3 năm ở mức 1,15%.

Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cho rằng, tỷ lệ tăng này không quá bất ngờ.

Christine Li, Trưởng bộ phận Nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty tư vấn và dịch vụ Knight Frank, cho biết một khoản vay mua nhà với lãi suất khoảng 2% được coi là "siêu rẻ".

Sức ép từ việc tăng lãi suất thế chấp đang 'đè' lên vai người mua nhà ở Singapore - Ảnh 1.

Những người sở hữu nhà ở Singapore đang bắt đầu thắt lưng buộc bụng. Ảnh: Getty Images

Bà cho biết, các chủ sở hữu nhà hiện có đã "được hưởng lãi suất thế chấp rất thấp trong hai năm, và bây giờ, đó chỉ là mức bình thường, điều mà đúng lý ra các chủ nhà phải trả trong khoảng thời gian từ 2 hoặc 3 năm trước.

Tuy nhiên, đối với những sử dụng bất động sản để thế chấp vay ngân hàng, thì đang bắt đầu cảm thấy khó khăn.

Tan, 34 tuổi, làm việc trong một công ty phần mềm và chồng cô, 36 tuổi, đã mua một căn hộ chung cư vào năm 2021 với giá 1,75 triệu đô la Singapore (1,26 triệu USD) và đã thế chấp để vay 1,31 triệu đô la Singapore trong hai năm từ một ngân hàng địa phương với lãi suất 1,1% là một trong số đó.

Tan cho biết, ban đầu cô cảm thấy nhẹ nhõm vì cho rằng việc tăng lãi suất này sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức. Nhưng, sau đó cô bắt đầu hoảng loạn khi nhận ra rằng khoản tiền lãi phải trả cho ngân hàng có thể tăng vào khoảng cuối năm 2023, khi mà lãi suất cố định của của khoản vay này kết thúc.

Vợ chồng Tan hiện đang phải trả 4.274 đô la Singapore một tháng cho khoản vay của mình và nó sẽ "tăng lên khá nhiều" khá nhiều trong thời gian tới, Tan nói.

"Những gì chúng tôi sẽ phải làm là cắt giảm chi tiêu cho những thứ không cần thiết – ít ăn tại nhà hàng, ít mua sắm hơn", Tan cho biết thêm.

Những người mua nhà ở từ HDB ít bị ảnh hưởng hơn?

Tuy nhiên, đối với những người mua nhà từ Cơ quan phát triển nhà ở Singapore (HDB) ít bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất này.

Được thành lập từ năm 1960, HDB ra đời nhằm thay thế cơ quan quy hoạch thành phố mà thực dân Anh đã lập ra trước đó. Ban đầu, HDB hướng đến xây dựng các nhà ở cho thuê phục vụ người nghèo. Tuy nhiên, 4 năm sau đó, cơ quan này chuyển hướng sang xây dựng các tòa chung cư, nhắm đến nhiều đối tượng hơn.

Hiện nay, có khoảng 80% dân số đang sinh sống trong các tòa nhà được xây dựng nhờ sự trợ giúp của Chính phủ thông qua các hình thức cho vay với lãi suất thấp hơn so với các bất động sản tư nhân khác.

Regine, 25 tuổi, cho biết, cô đã mua một căn hộ bốn phòng trị giá 482.000 đô la Singapore và thế chấp vào năm 2020 với gói lãi suất cố định 5 năm từ DBS là 1,4%.

"Chúng tôi vẫn còn thời gian, chúng tôi chốt được hợp đồng tốt và chúng tôi an toàn trong vài năm tới", Regine nói đồng thời cho biết thêm rằng lãi suất bây giờ là "điên rồ"!

"Thị trường hiện có rất biến động, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng lãi suất sẽ ổn định trong 5 năm tới và lãi suất của các căn hộ thuộc HDB quản lý sẽ không tăng thêm", cô nói thêm.

Khi được hỏi về việc hai vợ chồng sẽ đối phó như thế nào nếu lãi suất vẫn ở mức cao trong những năm tới, Regine nói rằng họ "vẫn rất thoải mái" vì họ không chi tiêu quá mức cho phép.

Christine Li ước tính rằng, cư dân Singapore sở hữu nhà ở có thể trả tiền lãi cho các khoản thế chấp ngân hàng thêm từ 200 đô la lên 300 đô la Singapore so với mức lãi suất hiện tại.

Tuy nhiên, những chủ sở hữu căn hộ đã chọn vay mua nhà nằm trong diện chung cư HDB có thể sẽ ở trong tình trạng tốt hơn so với những người mua bất động sản bên ngoài HDB và sau đó thế chấp vào ngân hàng.

Khoản vay từ chương trình được hỗ trợ bởi HDB có lãi suất 2,6% - thấp hơn so với các gói vay từ ngân hàng.

Sức ép từ việc tăng lãi suất thế chấp đang 'đè' lên vai người mua nhà ở Singapore - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Samantha Pradeep, 31 tuổi, sở hữu căn hộ 5 phòng trị giá 380.000 đô la Singapore cùng chồng, cho biết cô cảm thấy thoải mái với quyết định lựa chọn mua nhà HDB mặc dù lãi suất vay ngân hàng "hấp dẫn hơn một chút" vào năm 2017, thời điểm mà họ mua những căn nhà này.

"Đó là cuộc chiến giữa vay trực tiếp từ ngân hàng và khoản vay được HDB hỗ trợ cách đây 5 năm, nhưng bây giờ khác rất nhiều. Nếu chúng tôi vay ngân hàng, nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tài chính của chúng tôi ngay thời điểm này", bà nói thêm.

Singapore đã đưa ra các biện pháp mới vào giữa tháng 12/2021 nhằm mục đích hạ nhiệt thị trường bất động sản tư nhân và nhà ở, vốn đang rất nóng ở nước này. Chính phủ Singapore tăng thuế đối với các giao dịch mua bất động sản thứ cấp và áp đặt các giới hạn chặt chẽ hơn đối với các khoản vay.

Singapore sẽ tăng nguồn cung nhà ở công cộng do HDB quản lý và tư nhân để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ về nhà ở của nước này, Bộ Phát triển Quốc gia cho biết.

Nước láng giếng Malaysia có bị ảnh hưởng?

Mặc dù là quốc gia láng giềng và có mối quan hệ gần gũi song thị trường bất động sản Malaysia ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề lãi suất.

Ngân hàng trung ương của đất nước đã tăng lãi suất vào ngày 6 tháng 7 lên 0,25% và các chuyên gia bất động sản nước này cho biết mức tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các khoản vay thế chấp.

Ng Wee Soon, một người Malaysia sở hữu hai bất động sản đầu tư ở Johor Bahru có giá khoảng 500.000 ringgit Malaysia (112.000 USD) mỗi căn, cho biết việc gia tăng lãi suất các khoản vay thế chấp có thể khiến anh ta mất "khoảng 100 USD cho mỗi bất động sản" mỗi tháng.

Trong khi đó Li cho biết, những người có nhiều tài sản thế chấp sẽ tiêu hết tiền mặt của mình hàng tháng khi lãi suất thế chấp tăng lên. "Nhưng nếu thị trường cho thuê phục hồi… các chủ sở hữu bất động sản đầu tư có thể điều chỉnh giá cho thuê để thu được lợi nhuận cao hơn từ lợi suất cho thuê", Li nói thêm.

Tuy nhiên, Ng cho biết với nền kinh tế Malaysia vẫn đang phục hồi sau đại dịch và tình trạng thặng dư nhà ở của đất nước, anh ấy thà "chấp nhận chi phí cho các khoản thế chấp cao hơn là tăng tiền cho thuê nhà".

(Nguồn: CNBC)

NGUYỄN MINH