Tác động của COVID-19 đối với bệnh tim mạch trong nhiều năm tới

Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tim mạch toàn cầu, một phân tích tổng hợp mới được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu - European Heart Journal.

Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tim mạch có thể là do sự kết hợp của áp lực hệ thống chăm sóc sức khỏe và sự lây lan của chính virus.

Tác giả chính Ramesh Nadajarah, một thành viên nghiên cứu lâm sàng của Quỹ Tim mạch Anh cho biết: "Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước và bản phân tích cho thấy trong thời kỳ đại dịch, đa số người dân thế giới không nhận được chăm sóc y tế tim mạch toàn diện".

Theo bản báo cáo, kể từ khi đại dịch bùng phát, tỷ lệ nhập viện liên quan các bệnh tim mạch giảm đáng kể, trong khi việc tiếp cận điều trị mất nhiều thời gian hơn và tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch cũng tăng.

Số ca nhập viện vì các cơn đau tim nghiêm trọng giảm khoảng 22%, trong khi tỷ lệ nhập viện vì cơn đau tim nhẹ hơn giảm 34%.

Tác động của COVID-19 đối với bệnh tim mạch trong nhiều năm tới - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế tại PPE thực hiện hô hấp nhân tạo cho một bệnh nhân ngừng tim vì bệnh nhân COVID-19 Hồng Kông vào tháng 3/2022. Anh3: Getty

So với trước kia, thời gian các bệnh nhân bị đau tim phải chờ đợi để nhận được hỗ trợ y tế trong thời kỳ dịch COVID-19 cũng dài hơn 69 phút. Bản báo cáo cũng cho thấy số ca phẫu thuật tim giảm 34% trên toàn cầu, trong khi số người tử vong trong bệnh viện vì đau tim tăng 17%.

Theo ông Deepak L. Bhatt, tác giả bản phân tích tổng hợp và là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard, kiêm giám đốc điều hành các chương trình can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ (Mỹ), phân tích này cho thấy các ảnh hưởng của COVID-19 đối với chăm sóc y tế tim mạch sẽ còn tiếp diễn và càng làm sâu sắc hơn những bất bình đẳng còn tồn tại.

Với các nước có thu nhập thấp và trung bình, mức độ ảnh hưởng lớn hơn khi tỷ lệ nhập viện vì đau tim và nhận được chăm sóc y tế tiêu chuẩn đều giảm mạnh.

Phát hiện dựa trên phân tích dữ liệu từ 189 tài liệu nghiên cứu từ 48 quốc gia trên sáu châu lục, tất cả đều điều tra tác động của COVID-19 đối với các dịch vụ sức khỏe tim mạch trong hai năm kể từ tháng 12/2019.

Mặc dù các tác động của đại dịch đối với chăm sóc sức khỏe tim mạch đã được quan sát thấy trên toàn cầu, nhưng nhiều người tập trung ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Các quốc gia này đã chứng kiến sự sụt giảm nhiều hơn đến bệnh viện vì các cơn đau tim và tỷ lệ bệnh nhân đau tim nhận được tiêu chuẩn vàng của dịch vụ chăm sóc y tế giảm "mạnh".

Bà Samira Asma - đồng tác giả của bản phân tích, trợ lý chuyên trách về dữ liệu và phân tích tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - nhấn mạnh tình trạng trên sẽ làm gia tăng bất bình đẳng trong dịch vụ chăm sóc tim mạch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Do đó, bà Asma cho rằng việc tăng cường bao phủ y tế toàn dân và tiếp cận dịch vụ chăm sóc chất lượng là vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh đại dịch.

Sự gián đoạn do đại dịch gây ra có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trong tương lai. Việc trì hoãn và bỏ lỡ các cơ hội chẩn đoán và điều trị gây ra các vấn đề sức khỏe tim mạch kép.

Ông Nadajarah cho biết người bị nhồi máu cơ tim càng chờ đợi điều trị lâu thì cơ tim bị tổn thương càng lớn, gây ra các biến chứng có thể dẫn đến tử vong hoặc gây bệnh mãn tính.

Nhóm nghiên cứu kêu gọi các chiến lược giảm thiểu nhằm đối phó với gánh nặng tử vong và bệnh tật do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng cần được thực hiện nhanh chóng trên khắp thế giới.

Tác giả cấp cao Chris Gale, nhà tư vấn tim mạch và giáo sư tại Đại học Leeds cho biết: "Những hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với chăm sóc và kết quả tim mạch sẽ còn tồn tại với chúng ta trong một thời gian dài".

"Hành động khẩn cấp là cần thiết để giải quyết gánh nặng bệnh tim mạch để lại sau đại dịch".

NGỌC CHÂU