Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu quan sát Marine Traffic cho thấy ngày 14/4 tàu Hải Dương địa chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh hộ tống đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Ngoại giao cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi sát sao diễn biến ở Biển Đông. Việt Nam cũng đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.
Trước đó vào năm 2019, Việt Nam đã lên tiếng phản đối tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Hành động quay trở lại lần này của tài Hải Dương 9 được đánh giá là nằm trong chuỗi những hành động hung hăng của Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu đang đối phó với dịch Covid-19.
Ngày 16/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đã thừa cơ hội ủng hộ Ý chống dịch để đăng bức tranh vẽ "đường lưỡi bò" ở Biển Đông, trong khi trước đó "đường lưỡi bò" này đã bị một tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ năm 2016.
Ngày 23/3, Tân Hoa Xã công bố Trung Quốc xây dựng "hai trạm nghiên cứu" tại khu vực Đá Subi và Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đến ngày 2/4 vừa qua, Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh tiến vào Biển Đông để tổ chức tập trận, không nói rõ thời gian và địa điểm.
Công ty chế biến thịt heo lớn nhất thế giới đóng cửa vì dịch COVID-19
Hôm qua, Smithfield Food – công ty chế biến thịt heo lớn nhất thế giới, đưa ra thông báo đóng cửa vô thời hạn nhà máy chế biến thịt tại Mỹ.