Tay của nam thanh niên chảy mủ, có nguy cơ hoại tử vì cách chữa bệnh tại nhà của nhiều người

Bác sĩ cảnh báo cách làm này dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến việc phải cắt cụt chi, đe dọa tính mạng của người bệnh...

Đây là trường hợp được khoa Cấp cứu, Bệnh viện E (Hà Nội) tiếp nhận vào đúng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua. Theo đó, nam thanh niên (17 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng trên cánh tay và bàn tay xuất hiện nhiều vết thương do tai nạn sinh hoạt. Tuy nhiên, sau khi bị thương, người bệnh được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.

ThS. BS Nguyễn Phú Tiến, Khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E cho biết, khi vào viện bệnh nhân xuất hiện vết thương vùng cẳng tay, ngón I và III bàn tay phải do tai nạn sinh hoạt. Vết thương xuất hiện dịch đục, tấy đỏ quanh mép vết thương, có nhiều dị vật lá cây được đắp trên vết thương. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành khám lâm sàng đánh giá mức độ nguy hiểm của vết cắt  trên cánh tay của người bệnh. 

Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh bị thương do mảnh kính vỡ rơi vào tay nhưng thay vì đến bệnh viện, người nhà lại áp dụng các phương thức dân gian: nhai, đắp lá cây không rõ nguồn gốc hoặc bôi mật gấu, rượu ngâm… với hi vọng người bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, vết thương không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn. 

Tay của nam thanh niên chảy mủ, có nguy cơ hoại tử vì cách chữa bệnh tại nhà của nhiều người

Vết thương chảy mủ, sưng nề, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, cơ co cứng, khó vận động… lúc này, gia đình mới vội vàng đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị.

May mắn người bệnh vận động được cổ bàn tay, ngón tay. Các bác sĩ nhanh chóng loại bỏ dị vật, làm sạch vết thương và khẩn trương lên phác đồ điều trị cho người bệnh; hẹn thay băng hàng ngày tại bệnh viện để theo dõi và đánh giá vết thương nhằm tầm soát các biến chứng nguy hiểm…

ThS. BS Nguyễn Phú Tiến khuyến cáo, người bệnh khi gặp những tai nạn gây vết thương chảy máu nên tìm khăn, vải hoặc quần áo sạch băng bó vết thương và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc; tránh dùng những vật liệu bẩn (lá cây, thuốc lào, cát…) đắp vào vết thương dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do có dị vật bẩn trong vết thương, thậm chí dẫn đến việc phải cắt cụt chi và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Chỉ vì sai lầm và thiếu hiểu biết trong việc xử lý các vết thương tại nhà bằng phương pháp dân gian không kiểm chứng khoa học như đắp các loại thuốc lá vào vị trí vết thương, có thể làm các tổn thương diễn biến nặng và trở nên phức tạp hơn rất nhiều, đặc biệt có trường hợp tổn thương gân, mạch máu, thần kinh bị bỏ sót gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh, bác sĩ cho biết thêm.

Nguồn và ảnh: Bệnh viện E

Mỹ Diệu

Hương Tràm sau 5 năm ở Mỹ: Vóc dáng thay đổi, nhan sắc thăng hạng kinh ngạc, ít ai biết cô có 3 thói quen chăm sóc sức khỏe này

Hương Tràm sau 5 năm ở Mỹ: Vóc dáng thay đổi, nhan sắc thăng hạng kinh ngạc, ít ai biết cô có 3 thói quen chăm sóc sức khỏe này

Sau 5 năm rời xa showbiz Việt, nhiều khán giả ngỡ ngàng với vẻ ngoài hút hồn của Hương Tràm trong hiện tại.