Đêm ngày 21 tháng 8 năm 1986, một thảm họa kinh hoàng đã xảy ra tại Hồ Nyos, Cameroon và được cho là thảm kịch chết người gây ám ảnh nhất khi có tới 1.746 người và hơn 3500 động vật thiệt mạng.
Theo đó, thảm kịch này xảy ra vô cùng lặng lẽ và chỉ kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Nó khiến cho nhiều gia đình sinh sống tại đây thiệt mạng.
Gia súc nằm la liệt sau khi thảm họa xảy ra |
Ngoài ra, nhiều vật nuôi cũng nằm la liệt trên đường phố, trong trang trại. Thậm chí, xác những chú chim hay côn trùng cũng nằm rải rác khắp nơi. Rất nhiều ngày sau thảm họa, những chú chim hay côn trùng mới bắt đầu xuất hiện trở lại tại đây.
Ngoại trừ việc nhiều sinh vật sống tại đây thiệt mạng, không có điều gì bất thường xảy ra cả. Mặt trời đang tỏa nắng, những cánh đồng vẫn xanh tươi, các tòa nhà đứng im. Ban đầu một số người nghi ngờ một trận dịch độc hại đã tác động đến khu vực này và những người sống sót là những người may mắn sở hữu miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, không ai trong số những người bên ngoài vào làng gặp vấn đề về sức khỏe nên vẫn chưa có ai có thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân thảm hoạ.
Chỉ số ít người may mắn sống sót sau thảm họa |
Vậy, bí ẩn gì đã thực sự diễn ra?
Người ta cho rằng thảm họa vừa đáng sợ vừa kỳ lạ ở Nyos bắt nguồn từ chính bí mật ẩn sâu dưới đáy hồ, bí mật khiến cho hồ Nyos trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới.
Sau khi điều tra nguyên nhân, người ta nhận ra rằng thực chất hồ Nyos là một hồ nước được hình thành trên miệng núi lửa. Do đó, nó tích tụ một lượng lớn khí CO2 qua nhiều năm tháng. Thông thường, lớp khí CO2 này nằm ở bên dưới đáy hồ dưới áp lực của nước. Trong điều kiện bình thường sẽ ít khi xảy ra trường hợp một lượng lớn khí CO2 bị thải ra ngoài phạm vi hồ nước. Tuy nhiên, khi có một tác động tự nhiên nào đó có khả năng gây ra địa chấn như động đất hoặc núi lửa phun trào, hồ Nyos với lượng khí CO2 khổng lồ của mình sẽ dễ dàng nổ tung.
Hồ Nyos được hình thành trên miệng núi lửa |
Người ta cũng biết được rằng trước đêm xảy ra thảm hoạ, hồ Nyos rất có thể đã gặp phải một xung chấn nhẹ khiến cho nước trên mặt hồ dao động làm khí CO2 tích tụ thoát ra và gây ra một vụ nổ. Tuy nhiên, điều tồi tệ hơn cả là đám mây CO2 đã bao phủ các vùng xung quanh sau khi vụ nổ xảy ra.
Do CO2 có mật độ dày hơn không khí, đám mây này không tan đi mà chúng đẩy lớp không khí mà con người hít thở được lên trên. Qua đó, những người kém may mắn nằm ở trong phạm vi của đám mây CO2 sẽ dần bị ngạt thở dần dần và dẫn đến cái chết từ từ. Không chỉ vậy, ngay cả những người nằm cách xa hồ nước này tới 25km hay gia súc nằm ở độ cao 100 mét cũng phải chịu những tổn thương nhất định do đám mây độc này gây ra.
Khoảng 10 năm sau thảm họa, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm được một biện pháp an toàn để thoát khí CO2 dưới lòng hồ trước khi có thêm một thảm họa kinh hoàng khác xảy ra. Họ đã dùng một đường ống có đường kính 13 cm và luồn xuống độ sâu 182m nhằm dẫn khi CO2 ra ngoài một cách an toàn. Ống đầu tiên được lắp đặt và thử nghiệm năm 1995, ống cố định năm được hoàn thành lắp đặt vào năm 2001 và đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống ở đây suốt thời gian dài.
Nguồn: Atlas Oscura
Thảm họa nhân đạo có thể xảy ra khi Taliban cấm phụ nữ làm việc cho NGO
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Afghanistan đang bước vào một "thảm họa nhân đạo". Bà nói, thật tàn bạo khi chứng kiến cảnh Taliban cắt đứt hàng triệu người Afghanistan khỏi viện trợ.