Thế vận hội mùa Đông 2022 có là lực cản đối với kinh tế Trung Quốc?

Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 có thể là lực cản đối với nền kinh tế hơn là sự thúc đẩy do sự bùng phát của biến thể Omicron và tình trạng cắt giảm khí thải nhằm hạn chế ô nhiễm đang đè nặng lên hoạt động công nghiệp và tiêu dùng của thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), theo Bloomberg.

Lệnh cấm tập trung nơi công cộng nhằm hạn chế sự lây lan của virus đồng nghĩa với việc sẽ không có sự gia tăng về giá trị du lịch và tiêu dùng, điều mà bất kỳ thành phố đăng cai các sự kiện mang tầm quốc tế đều hy vọng sẽ mang lại doanh thu lớn.

h_57327326.jpg
Thế vận hội mùa Đông 2022 có là lực cản đối với kinh tế Trung Quốc?

Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus đang ngăn cản những người có nhu cầu đi nghỉ. Trong khi đó các hạn chế đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm đảm bảo cho Bắc Kinh có một có bầu trời “sạch sẽ” để phục vụ cho việc thi đấu buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất.

Lu Ting, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura Holdings Inc., cho biết: “Thế vận hội mùa Đông sẽ ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng trong quý đầu tiên và nó cũng sẽ không thúc đẩy tiêu dùng do dịch Covid-19 bùng phát”.

Bắc Kinh đang phải đối phó với số ca nhiễm coronavirus ngày càng tăng. Con số này đã tăng lên 96 ca kể từ giữa tháng Giêng. Đây là điều mà nhà chức trách thành phố Bắc Kinh không muốn đối mặt trong bối cảnh một sự kiện thế giới sắp diễn ra và đặc biệt là với quyết tâm duy trì chiến lược “Covid Zero” của mình.

Sự bùng phát này đã buộc ban tổ chức Thế vận hội quyết định không bán vé cho công chúng mà chỉ cho phép một số khán giả được mời tham dự. Mặt khác, các vận động viên và nhân viên sẽ di chuyển trong một “bong bóng” về phương tiện đi lại, chỗ ở và địa điểm.

Các môn thi đấu được đồng tổ chức tại Bắc Kinh và thành phố Trương Gia Khẩu lân cận thuộc tỉnh Hà Bắc, sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 20 /2 và Thế vận hội mùa Đông dành cho người khuyết tật sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 13/3.

1200x800.jpg
Việc buộc các nhà máy phải đóng cửa để bảo vệ không khí ở Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Để ngăn chặn đợt bùng phát gần đây, Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như yêu cầu người dân mua thuốc chống sốt phải đi xét nghiệm Covid và tăng cường kiểm tra đối với khách du lịch trong nước.

Eric Zhu, một nhà kinh tế Trung Quốc tại Bloomberg Economics, cho biết Bắc Kinh có khả năng sẽ duy trì các hạn chế trên trong phần lớn trong quý đầu tiên do Thế vận hội mùa Đông vào tháng 3 và các phiên họp của lập pháp hàng năm dự kiến ​​cũng diễn ra trong tháng này. “Điều đó sẽ tiếp tục làm suy yếu các ngành du lịch và dịch vụ vốn đang gặp khó khăn” ông Zhu viết trong một báo cáo.

Ngoài ra, các thành phố xung quanh Bắc Kinh cũng đã hạn chế sản lượng của các ngành công nghiệp như thép, nhằm cải thiện chất lượng không khí ở thủ đô. Điều này diễn ra sau khi Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc mở rộng chiến dịch hàng năm nhằm cải thiện chất lượng không khí cho hơn 60 thành phố trong năm nay từ 28 thành phố trước đó.

Mỗi thành phố trong số này, trải dài từ tỉnh Sơn Đông đến miền Trung tỉnh Sơn Tây, đều có các mục tiêu đáp ứng về mức độ hạt PM2.5 trong không khí và số ngày không khí trong lành.

Liu Peiqian, nhà kinh tế Trung Quốc tại NatWest Group Plc, cho biết: “Tôi cho rằng có một số gián đoạn trong phạm vi nhỏ với sản xuất công nghiệp do việc đóng cửa nhà máy trước Thế vận hội mùa Đông gây ra và điều này gây ra tác động tổng thể đối với tăng trưởng tạm thời”.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tác động tích cực của Thế vận hội mùa Đông có thể có tác dụng trong thời gian dài. Trung Quốc đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đưa thể thao trở thành ngành công nghiệp trị giá 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (786 tỷ USD) vào năm 2025, tăng 70% so với mức năm 2019. Nhà chức trách cho biết họ đã vượt quá mục tiêu đề ra là kêu gọi 300 triệu người Trung Quốc tham gia trượt tuyết, khúc côn cầu và các trò chơi vào mùa Đông.

Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd., cho biết: “Tương tự như Thế vận hội mùa hè ở Tokyo, thời gian diễn ra các sự kiện thể thao toàn cầu ít lý tưởng hơn do đại dịch. Và việc khơi dậy một 'nền kinh tế trắng' có nghĩa là sẽ có nhiều người quan tâm đến các môn thể thao mùa Đông trong nước hơn. Đó là lợi ích lâu dài cho nền kinh tế".

Theo báo cáo của Ủy ban Olympic Quốc tế, vào năm 2014, năm mà Trung Quốc dành được quyển đăng cai Thế vận hội mùa Đông năm 2022, nước này ước tính Thế vận hội Mùa đông và Thế vận hội Paralympic sẽ tiêu tốn 1,56 tỷ USD chi phí hoạt động. Thành phố có ngân sách đầu tư vốn là 1,51 tỷ USD, trong đó khoảng 65% do tư nhân tài trợ và 35% là do ngân sách nhà nước.

Khoản đầu tư được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho các thành phố đăng cai tổ chức. Doanh thu bán vé được ước tính vào thời điểm đó đạt 118 triệu USD, tuy nhiên con số này hiện nay là hoàn toàn không thể lấy được.

Lực cản kinh tế Thế vận hội mùa Đông 2022 có thể sẽ chỉ là tạm thời và sẽ không dẫn đến bất kỳ tác động đáng kể nào đến tăng trưởng nửa đầu năm của Trung Quốc, Nomura’s Lu nói.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương