Thị trường nông sản 16/3: Giá tiêu, cà phê ổn định, lúa mì tăng mạnh

Thị trường nông sản hôm nay không có nhiều biến động khi giá cà phê, hồ tiêu, cao su ổn định, riêng lúa mì tiếp tục tăng mạnh.

Thị trường tiêu chững giá 

Giá tiêu hôm nay 16/3 ổn định sau phiên tăng hôm qua. Thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.500 – 81.000 đông/kg.

Giá tiêu tại tỉnh Bình Phước: 80.000 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông: 79.500 đồng/kg, Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 78.500 đồng/kg, Đồng Nai: 80.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu: 81.000 đồng/kg, cao nhất thị trường.

Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

5084.jpg_wh860.jpg

Trong thị trường tiêu đen, phân khúc dược phẩm dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ để đạt mức định giá khoảng 485 tỷ USD vào năm 2027. 

Hơn nữa, việc tăng cường tiêu thụ hạt tiêu đen thông qua các nguồn khác nhau được biết là làm giảm nguy cơ ung thư. Chính những yếu tố này dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng phân khúc tiêu đen này từ nay đến năm 2027.

Trong khi đó, phân khúc tiêu đen được ứng dụng trong mỹ phẩm được dự đoán sẽ mở rộng đáng kể vào năm 2027, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) hơn 4,5% trong thời gian đánh giá.

Biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chăm sóc cá nhân như chăm sóc da, chăm sóc tóc và các sản phẩm khác, hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân khúc trong những năm tiếp theo.

Giá cà phê trong nước tăng, thế giới giảm

Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 16/3/2022 bất ngờ tăng, sẽ thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế để ngăn chặn lạm phát vượt mức…

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 16/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay tăng 200 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.400 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.000 đồng/kg. 

Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi hậu đại dịch Covid-19 giúp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trở lại. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê robusta của Việt Nam - nguyên liệu được sử dụng trong chế biến cà phê hòa tan.

3-1609198414-3-.jpg

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay giảm mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 quay đầu giảm mạnh xuống mức 2.079 USD/tấn, giảm mạnh 1,70% (tương đương 36 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York giảm mạnh xuống 219,65 US cent/pound, giảm mạnh 3,30% (tương đương 1,48 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Đầu tháng 3/2022, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới giảm mạnh.

Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu, khiến dòng vốn đầu cơ ồ ạt đổ vào các mặt hàng tăng nóng như vàng, dầu thô.

Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục giảm khi các cuộc tấn công ở ngoại ô Ki-ép diễn ra không ngừng cho dù hai bên vẫn đang đàm phán. 

Hầu hết các sàn hàng hóa đều sụt giảm không chỉ lo ngại rủi ro từ cuộc chiến Đông Âu mà còn nguy cơ bùng phát covid-19 tại quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới đã khiến đầu cơ mua ròng mạnh tay thanh lý vị thế đang nắm giữ.

Trên sàn giao dịch London, giá cà phê robusta giao ngay giảm 4,4% so với ngày 28/2, xuống còn 2.192 USD/tấn. 

Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao ngay giảm 6,1% so với ngày 28/2, xuống còn 225,5 US cent/lb. 

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 8/3, giá cà phê giao ngay giảm 6,2% so với ngày 28/2, xuống còn 271 US cent/lb. 

Thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng. Dự kiến, giá cà phê sẽ tiếp đà giảm khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên.

Thị trường cà phê thế giới đang hướng về hai phiên họp chính sách ảnh hưởng lớn tới giá cả hàng hóa toàn cầu, với khả năng sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Reais của Copom – Brasil và USD của Fed – Mỹ. 

Trong khi lo ngại rủi ro ngày càng tăng cao với cuộc chiến ở Đông Âu và nguy cơ bùng phát dịch bệnh covid-19 biến thể mới ở Trung quốc.

Giá cao su tăng trở lại

Giá cao su hôm nay tăng giảm trái chiều trên sàn châu Á. Giá cao su Nhật Bản tăng mạnh trở lại trong khi thị trường Trung Quốc vẫn ảm đạm.

images2805993_11.jpg

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 243,6 JPY/kg, tăng mạnh 3 yên, tương đương 1,25%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 125 CNY, xuống mức 13.635 CNY/tấn, tương đương 0,91%.

Giá cao su tại Nhật Bản tăng trở lại, tuy nhiên thị trường vẫn chịu ảnh hưởng bởi thị trường dầu thô bất ổn và lo ngại xung quanh vấn đề Nga – Ukraine, cùng với đó là lạm phát trong tháng 2/2022 tăng cao cũng gây áp lực thị trường.

Từ đầu tháng 3/2022 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á có xu hướng giảm mạnh trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga với Ukraine ngày càng trầm trọng, giá nguyên liệu thô giảm kéo giá cao su đi xuống.

Tại Thái Lan, sau khi tăng lên 71,5 baht/kg vào ngày 3/3, giá cao su giảm trở lại. Ngày 8/3, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 69,4 baht/kg (tương đương 2,09 USD/kg), tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay ghi nhận giảm 100 đồng/kg đối với giống lúa OM 5451, hiện thương lái đang thu mua với giá 5.600 - 5.800 đồng/kg.

Các giống lúa và giống lúa OM còn lại tiếp tục giữ nguyên giá không đổi so với hôm qua. 

Giá các loại nếp hôm nay chững lại tại tất cả các giống nếp được khảo sát. Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay đi ngang. 

Đối mặt với không ít khó khăn, tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để sản xuất lúa vụ Hè Thu đạt thắng lợi.

Giá ngũ cốc tăng

Giá lúa mì kỳ hạn của mỹ ngày 15/3/2022 tăng do lo ngại vụ mùa của Mỹ đang gặp hạn hán và lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc tại Nga sang các nước thuộc Liên Xô cũ. Giá ngô và đậu tương giảm do giá dầu thô giảm.

Trên sàn giao dịch Chicago giá lúa mì tăng 0,44% lên 10,74-3/4 USD/bushel sau khi giảm 15% trong bốn phiên qua.

Giá ngô giảm 0,84% xuống 7,42 USD/bushel và giá đậu tương giảm 0,57% xuống 16,60-3/4 USD/bushel.

Ỏ Đồng bằng miền nam nước Mỹ, hạn hán ngày càng trầm trọng đang đe dọa vụ lúa mì mùa đông của khu vực cũng như mâu thuẫn chính trị giữa Nga - Ukraina làm suy giảm nguồn cung toàn cầu.

Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ tư thế giới, và Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm gần như toàn bộ lượng xuất khẩu của khu vực Biển Đen. 

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương