Thiết bị đo chất lượng không khí của kỹ sư người Việt

Tính ưu việt của thiết bị này chính là việc có thể dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình, đo ở bất kỳ không gian và thời gian nào.

Máy đo chất lượng không khí (SmartAir) do kỹ sư Đinh Quốc Trí (37 tuổi) cùng các cộng sự thiết kế, được lắp cảm biến có thể đo và cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí trong nhà theo từng không gian riêng. SmartAir được thiết kế gồm các cảm biến đo nồng độ bụi mịn PM2.5, PM1, PM10. Hai cảm biến khác đo nồng độ các khí TVOC và các khí HCHO.

Sau khi đo các chỉ số, máy sẽ đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm mới trong không khí, hiện thị ở thanh trạng thái theo màu có thể quan sát từ xa, bao gồm 6 mức độ với 6 màu sắc khác nhau hiển thị trên máy sẽ ứng với từng khoảng giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI).

  Kỹ sư Đinh Quốc Trí và chiếc máy đo chất lượng không khí - SmartAir. Ảnh: Nguyên Hạ.

Kỹ sư Đinh Quốc Trí và chiếc máy đo chất lượng không khí - SmartAir. Ảnh: Nguyên Hạ.

Sản phẩm này được nghiên cứu từ giữa năm 2019, ban đầu chỉ là tập trung xác định chỉ số bụi mịn trong không khí. Sau khi triển khai, nhóm đã tích hợp để có thể đo các khí độc khác như TVOC, HCHO vốn sản sinh từ các sản phẩm đồ gỗ, vật liệu xây dựng, sơn tường...

TVOC có nguồn gốc benzen và HCHO có nguồn gốc Folmandehyde, đều là hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại dễ bay trong không khí, mắt thường không nhìn thấy.

Anh Trí cho biết, các ứng dụng hiện có chỉ có thể thông báo mức độ ô nhiễm, đây là thông số chung cho một vùng ở điểm đo cố định. Giá trị các điểm đó sẽ được  báo theo một khoảng thời gian nhất định, đây là là chỉ số ngoài trời nên không thể tham chiếu cho không khí trong từng nhà, từng phòng. 

Thiết bị SmartAir có ưu điểm là có thể dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình, chủ động theo dõi chất lượng không khí ở không gian mong muốn vào bất cứ lúc nào. 

"Mỗi nhà, tùy cách bố trí không gian, cửa chính, cửa sổ, có các nguồn ô nhiễm ẩn khác nhau sẽ có mức độ ô nhiễm khác nhau. Thậm chí trong cùng một nhà độ ô nhiễm của từng phòng là khác nhau, của từng tầng cũng khác nhau và mỗi giờ cũng có thể thay đổi", anh Trí nói.

Thử nghiệm máy đo trong ô tô vào những ngày nắng nóng cho thấy nồng độ TVOC và HCHO (thổi ra từ các vật liệu nội thất trong xe như da, nhựa, nỉ, sơn, khí điều hòa...) có khi lên tới 8000ppb - mức tím, ngưỡng rất nguy hại tới sức khỏe. 

Trên thị trường hiện có một số sản phẩm của Mỹ và Đức có giá từ 3 - 3.5 triệu còn sản phẩm của anh Trí và cộng sự là 1 - 1,5 triệu đồng/chiếc. Có cả những máy Trung Quốc rẻ hơn nhưng công nghệ cảm biến không đảm bảo, thông số không chính xác. Máy đo chất lượng không khí SmartAir đã được gửi đăng ký nhãn hiệu và hoàn thiện các công việc để có thể sản xuất đại trà.

Anh Trí cùng cộng sự đang ấp ủ ý tưởng chế tạo máy lọc không khí.

Thanh Mai

Từ 21/8, Hà Nội tạm dừng hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm để phòng chống dịch

Từ 21/8, Hà Nội tạm dừng hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm để phòng chống dịch

Tính từ 25/7 đến nay, Hà Nội có 36 ca mắc và chưa có ca tử vong, trong đó 11 ca ngoài cộng đồng và 25 ca từ bên ngoài.