Thịt làm từ thực vật trở thành ngành công nghiệp trị giá 20 tỷ USD

Nhu cầu về các loại thịt thay thế đã tăng và sẽ tiếp tục tăng, nhưng ngành công nghiệp này vẫn còn những trở ngại cần vượt qua ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Theo Google Trends, sở thích tìm kiếm trên toàn thế giới cho cụm từ “thịt có nguồn gốc thực vật” đã tăng vọt vào đầu năm 2019, trước khi Beyond Meat, nhà sản xuất các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật , chào bán công khai lần đầu.

Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor nói với CNBC rằng, lĩnh vực sản phẩm thay thế thịt toàn cầu trị giá 20,7 tỷ USD và dự kiến sẽ ​​tăng lên 23,2 tỷ USD vào năm 2024. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi các vấn đề về phúc lợi động vật, an ninh lương thực và đại dịch COVID-19.

Elaine Siu, CEO của The Good Food, cho biết: “Trong thời đại của những cú sốc và bất ổn hiện nay, việc xây dựng một chuỗi giá trị rủi ro thấp có nghĩa là tập trung vào nơi có cơ hội. Trong khi đó, sự chuyển hướng sang thịt làm từ thực vật không có dấu hiệu chậm lại”.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại đối với thị trường đang phát triển này.

Rào cản văn hóa

Siu cho biết, thị trường thịt làm từ thực vật ở châu Á có thể bị hạn chế bởi các vấn đề về nhận thức. Ví dụ, những người theo đạo Phật ở Trung Quốc chủ yếu ăn thịt giả hoặc thịt chay .

Một chiếc bánh burger chay làm từ thực vật. Ảnh: Reuters
Một chiếc bánh burger chay làm từ thực vật. Ảnh: Reuters

Bà nói: “Việc sao chép hương vị và kết cấu của thịt khó có thể vượt qua các sản phẩm thịt giả và thịt chay đã có trên thị trường. Trong khi đó, các sản phẩm quen thuộc này phục vụ cho một mục đích nhất định và đã tiếp cận được một nhóm người tiêu dùng cố định".

CEO Elaine Siu nói thêm: “Để thịt có nguồn gốc thực vật đạt được tiềm năng ở thị trường châu Á, ngành phải tiếp tục thoát khỏi mối liên hệ với các loại thịt giả truyền thống, vốn được kỳ vọng sẽ được bán với giá thấp và mang theo hình ảnh lịch sử".

Phản đối từ ngành công nghiệp thịt truyền thống

Simon Powell, trưởng nhóm nghiên cứu chuyên đề toàn cầu tại ngân hàng Jefferies của Mỹ, cho biết, những người chăn nuôi gia súc cũng có thể cản trở lĩnh vực protein thay thế, đặc biệt là ở Mỹ.

Vào năm 2018, các Hiệp hội Mỹ Cattlemen đã đệ đơn kiến nghị yêu cầu cho một định nghĩa chính thức của thuật ngữ “thịt bò” và “thịt”, nhằm loại protein nguồn gốc thực vật ra khỏi mô tả.

Powell nói với CNBC rằng: “Các nhà sản xuất thịt truyền thống sẽ vận động chính phủ thay đổi nhãn mác, quảng cáo cho người tiêu dùng để nói rằng bạn không thể gọi nó là thịt". Powell cho biết, đây có thể là rào cản lớn nhất cho ngành công nghiệp thịt làm từ thực vật .

Một đàn bò thịt trong trang trại ở Owings, Maryland. Ảnh: Getty
Một đàn bò thịt trong trang trại ở Owings, Maryland. Ảnh: Getty

Trước đó, Hiệp hội nông dân châu Âu Copa Cogeca đã đề xuất các nhà lập pháp châu Âu cấm việc sử dụng các từ như "bánh mỳ kẹp thịt" hoặc "xúc xích" cho các sản phẩm không phải thịt. Tuy nhiên, các nhà lập pháp châu Âu đã bác bỏ đề xuất này.

Powell cũng nói thêm rằng, nếu bất kỳ công ty sản xuất thịt làm từ thực vật nào gặp "tai nạn nào đó" hoặc gặp vấn đề với công thức dẫn đến "thu hồi lớn", điều này có thể khiến khách hàng sợ ăn những thực phẩm thay thế này.

Ngoài ra, Powell cũng đề cập đến tính ổn định của thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đây là một trong những lý do khiến thị trường này đang phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ông nói: "Sự tăng trưởng của thị trường có thể bị cản trở nếu tính mới của các lựa chọn thay thế thịt mất dần hoặc mất đi".

NHẬT SANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương

Đọc nhiều nhất