"Thấm hoài vị đắng sầu đâu. Thương bông so đũa trắng đầu… má ơi !"
Đầu tháng 10 âm lịch, những cây sầu đâu lại thay lá, ra hoa. |
Bắt đầu từ đầu tháng 10 (âm lịch) là những cây sầu đâu, hay còn được gọi là sầu đông ở Kiên Giang, Trà Vinh hay Cà Mau lại thay lá, ra hoa, người dân nơi đây lại được mùa thu hoạch.
Món gỏi sầu đâu được xuất xứ từ Campuchia và du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sinh sống tại các tỉnh biên giới như An Giang, Kiên Giang và trở thành món ăn của nhiều gia đình miền Tây.
Hoa và lá non của cây sầu đâu. |
Hoa và lá non của cây sầu đâu được dùng để làm gỏi, chúng có vị đắng nên thường được trụng qua nhằm giảm vị, sau đó ngâm nước đá cho lá bớt đắng lại giòn (không nên để ăn sống vì ăn sống rất dễ bị say).
Khô cá sặc được nướng rồi xé nhỏ. |
Những con khô cá sặc được nướng rồi xé nhỏ. Nguyên liệu còn có thêm thịt heo luộc cắt miếng, dưa leo bào mỏng. Sau khi nguyên liệu được chuẩn bị xong, đầu bếp sẽ trộn tất cả với nhau cùng nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt. Món gỏi sẽ mất ngon nếu thiếu đi chén nước mắm me chua ngọt để chấm.
Thịt heo luộc cắt miếng. |
Món gỏi đặc sản hết ý, món gỏi đầy đủ các vị chua, ngọt, mặn, đắng, cay hòa quyện vào nhau, món gỏi này có thể ăn với bánh đa nướng hoặc dùng chung với cơm đều ngon. Lá sầu đâu tuy mới ăn nghe vị đắng nhưng khi nuốt vào sẽ thấy hậu ngọt càng ăn càng thấm, càng ăn càng thú vị.
Ngày nay gỏi sầu đâu cá sặc đã trở thành món khoái khẩu của người dân nơi phố thị. |
Ngày nay món ăn này đã vuợt khỏi làng quê để đi vào các nhà hàng sang trọng và trở thành món khoái khẩu của người dân nơi phố thị. Vị đắng thanh của lá sầu đâu, vị chua chua ngọt ngọt của nước mắm me kết hợp cùng mùi thơm lừng của khô cá sặc tạo nên một món ăn tuy đơn giản nhưng không thực khách nào cưỡng lại được.
Về xứ sen hồng đừng "lắc đầu lè lưỡi" với chuột đồng nướng lu
Chuột đồng nướng lu - món đặc sản mùa nước nổi mà không phải du khách nào cũng dám thử.