Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng?

Những lao động nữ tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi mang thai và sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: "Tiền được hưởng là tài sản chung hay riêng của vợ chồng khi có xảy ra tranh chấp nhất là khi thực hiện thủ tục ly hôn?"

Những lao động nữ tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi mang thai và sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Hiện nay trên thị trường lao động số lượng lao động nữ làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Để đảm bảo cho sức khỏe của người phụ nữ đặc biệt là đối với những phụ nữ có thai, sinh con pháp luật đã có những quy định ưu tiên được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi phụ nữ mang thai ngoài việc được hưởng chế độ khám thai, hưởng chế độ nghỉ con còn được hưởng thêm khoản tiền trợ cấp sinh con và tiền chế độ thai sản. Số tiền hưởng này sẽ căn cứ vào số tiền và thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội của người đó.

Tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ?

Theo trang Luatvietnam, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Từ quy định này, những loại tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:

- Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung;

- Tài sản được thừa kế, tăng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản được chia riêng từ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng.

- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản khác gồm:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Trong khi đó, tiền thai sản là quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh con hoặc lao động nam có vợ sinh con, có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và đáp ứng một số điều kiệnnêu tại Điều 31 Luật BHXH 2014.

Như vậy, đây là được coi là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ hoặc chồng, không thể chuyển giao cho người khác được. Bởi vậy, có thể khẳng định tiền thai sản là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng (người được hưởng).

Lưu ý: Thông thường tiền thai sản được sử dụng để chăm sóc, mua sữa, bỉm, đồ ăn... cho em bé mới sinh. Đồng thời, trong trường hợp bình thường, người mẹ sinh con sẽ được hưởng tiền thai sản trong 06 tháng. Do đó, rất ít trường hợp có tranh chấp giữa vợ chồng về tài sản là tiền thai sản.

(Tổng hợp)

HOÀNG ANH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương