Tiết kiệm mấy cũng chẳng có cửa mua nhà, thà để tiền chơi sang mặc hiệu: Đằng sau thế hệ đâm đầu tiêu hoang phí vì nỗi lo tương lai

Có gì ở doom spending - xu hướng chi tiêu được dự đoán lên ngôi trong năm 2024?

 Doom spending: Đầu tư vào nghỉ dưỡng hạng sang, túi hiệu đắt đỏ vì biết không bao giờ đủ tiền mua nhà, mua xe

The Guardian gọi doom spending (chi tiêu diệt vọng) là xu hướng chi tiêu của người trẻ trong trong năm 2024, bên cạnh loud budgeting (tiết kiệm ồn ào). Thuật ngữ này ám chỉ hành vi tiêu tiền cho những thứ xa xỉ để đối phó với các căng thẳng tài chính, chẳng hạn áp lực khi nền kinh tế suy giảm, ước mơ mua nhà, mua xe đã xa vời.

Việc chi tiêu phung phí ít nhất tạo ra cảm giác dễ chịu hơn là căng thẳng, đó dường là quan điểm chung của người trẻ trong độ tuổi 20 - 30 - những người đã tiêu số tiền của mình cho những chuyến du lịch hạng sang, túi xách hàng hiệu đắt đỏ và những thú vui bốc đồng trong cuộc sống xa hoa, thay vì nỗ lực với nền kinh tế luôn biến động.

“Khi những người lớn tuổi hỏi rằng làm thế nào mà người trẻ tuổi có thể mua được những thứ tốt đẹp… Tôi nói với họ rằng đó là vì chúng tôi không đủ tiền mua bất kỳ thứ gì khác", một bạn trẻ 27 tuổi tâm sự với New York Post.

“Mẹ hỏi khi nào tôi sẽ ngừng việc đi du lịch để mua nhà. Tôi nói với mẹ rằng, tôi không đủ tiền mua nhà nhưng tôi có thể đi du lịch", một bạn trẻ khác bày tỏ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Dù doom spending là thuật ngữ mới, tuy nhiên xu hướng chi tiêu này được ghi nhận đã xuất hiện từ thời kỳ Đại khủng hoảng (thập niên niên 1930). Theo một nghiên cứu của Hamilton College năm 2004, không ít người cho rằng tài chính của họ tốt hay không là do… vận may, nên ít có xu hướng tiết kiệm hơn.

Trong thời điểm làn sóng doom spending đang dần trở nên phổ biến ở khu vực Á Đông, việc người trẻ chọn lối sống này là do lạm phát, cơ hội việc làm thu hẹp, gánh nặng tài chính khi lập gia đình và đạt được các tài sản lớn như nhà và xe ngày càng trở nên khó khăn. Ở nhiều thành phố lớn, chuyện những người trẻ đi làm 10 - 20 năm (hoặc lâu hơn) nhưng không đủ tiền mua nhà hay có đủ tự tin về tài chính để kết hôn… trở thành chuyện thường tình. Vì vậy, thay vì tiết kiệm và đầu tư, người trẻ tiêu tiền vào bất kỳ những thứ để họ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vậy tại sao giữa lúc kinh tế khó khăn, người trẻ lại theo đuổi doom spending?

- Thứ nhất, mua sắm là hình thức giải toả căng thẳng ngay lập tức

Doom spending làm sáng tỏ thái độ của người trẻ khi đối mặt với khó khăn kinh tế. Trong thời điểm kinh tế khó khăn và không thấy cơ hội đạt được thành tựu lớn, chúng ta muốn được “sướng trước", được thoả mãn bằng cuộc sống mơ ước thay vì khổ sở tiết kiệm. Và việc mua sắm quần áo, đi nghỉ dưỡng ở khách sạn hạng sang, chăm sóc thú cưng bằng dịch vụ xa xỉ đem lại sự hài lòng này. Thêm nữa, việc có được vật chất xa xỉ cũng là cách họ biểu hiện giành lại được quyền kiểm soát cuộc sống của mình trong một thế giới “không chắc chắn" về mặt tài chính.

Tuy nhiên, bên dưới lớp vỏ này là một vấn đề sâu sắc hơn, đó là nỗi sợ mất đi những thứ và trải nghiệm tượng trưng cho hạnh phúc và thành tựu. Xu hướng này phản ánh một thế hệ đang phải đối mặt với sự bất ổn về cách họ đánh giá giá trị của bản thân, khi ngày này các nền tảng mạng xã hội đang chuyển dịch khuyến khích từ sự ổn định lâu dài chuyển thành niềm vui ngắn hạn.

Sự tác động ngay tức thì của doom spending cũng lý giải tại sao ngày nay nhiều người kêu “không có tiền" đi tư vấn tâm lý, thế nhưng vẫn có thể mua sắm món đồ sang chảnh để giải tỏa căng thẳng. Bởi việc mua sắm mang lại cảm giác hài lòng tức thì, trong khi trị liệu tâm lý sẽ cần thời gian để bạn thấy hiệu quả.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

- Tâm lý FOMO

Giới trẻ ngày này bị nhấn chìm trong cơn “bão mạng" về các xu hướng tiêu dùng được lặp đi lặp lại liên tục trên mạng xã hội và từ người nổi tiếng. Với các chiêu trò Marketing, các nhãn hàng khiến người tiêu dùng hình thành tâm lý mua đồ giúp cho bạn hạnh phúc, hay sẵn sàng tiêu xài cho bản thân mang lại sự giải trí tạm thời khỏi căng thẳng về tiền bạc.

Bên cạnh đó, thế hệ trẻ thường xuyên nhìn thấy những bức ảnh trên mạng xã hội chụp bạn bè và người đồng trang lứa có đồ đạc và trải nghiệm sang trọng, từ đó thúc đẩy tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ) và khuyến khích các kiểu chi tiêu tương tự tăng cao.

- Nhận thức sai lệch về quản lý tài chính 

Thế hệ trẻ ngày này lớn lên với điều kiện vật chất dư thừa so với thời ông bà bố mẹ, do đó họ không ngại tiêu tiền để theo đuổi lối sống không kém những người bạn xung quanh, thay vì chăm chăm tiết kiệm như phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều người sống cùng bố mẹ quá lâu, khiến họ có những nhận định sai lầm về tài chính cá nhân, khiến họ dễ chi tiêu quá tay để phô trương bản thân. Còn thực tế, sự bao bọc tài chính có thể mang lại cảm giác an toàn sai lầm, dẫn đến những quyết định tài chính thiếu thận trọng và sự phụ thuộc quá mức vào mức vào độ hỗ trợ của cha mẹ.

Sau cùng, doom spending có nhiều nét tương đồng với retail therapy (mua sắm để giải tỏa nỗi buồn) thì chúng vẫn có sự khác biệt. Trong khi retail therapy chỉ việc mua sắm gia tăng hơn về quần áo, mỹ phẩm hay phụ kiện thì doom spending “nâng cấp" thành các dịch vụ, món đồ hạng sang như đồ hiệu, nghỉ dưỡng ở những resort 5 sao, chi hàng triệu đồng cho một bữa ăn tối.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

 Thói quen mua sắm “chết người"

Có thể mua được nhà hay lập gia đình không phải mục tiêu lớn nhất của bạn, và điều đó hoàn toàn ổn. Thế nhưng dành hết tiền lương cho các khoản chi không cần thiết, từ đó ảnh hưởng đến các kế hoạch tương lai mới là vấn đề lớn. Đó cũng là cách doom spending đang “bào mòn" ví tiền và sức khỏe tinh thần của người trẻ.

Các chuyên gia tài chính nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập sự cân bằng giữa tận hưởng khoảnh khắc hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai. Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chi tiêu tiêu cực, Ted Rossman - nhà phân tích cấp cao tại Bankrate, khuyến nghị mọi người nên tự động hóa tách riêng tiền tiết kiệm và đầu tư từ tài khoản ngân hàng sau khi nhận lương,

Bên cạnh đó, người trẻ cần hiểu rằng ngay cả khi doom spending có thể giúp bạn giảm bớt những lo ngại về kinh tế, thì điều quan trọng là hiểu được những mối nguy hiểm đằng sau vấn đề. Sự an toàn tài chính mới là nguồn gốc tạo nên an tâm thực sự, bất kể kinh tế tương lai có vẻ bất ổn đến mức nào.

Do đó, có lẽ đã đến lúc từ bỏ những thứ xa xỉ như túi xa xỉ và thay vào đó tập trung vào quản lý tiền bạc một cách thận trọng. Mặc dù nghe có vẻ buồn cười nhưng không có gì thỏa mãn hơn việc đạt được sự đảm bảo về tài chính trong thời kỳ bất ổn.

Vân Anh

Bài học đầu đời là mẹ nắm tay đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm bằng tiền lì xì: Mẹ dạy con về lãi suất, không chi tiêu phung phí

Bài học đầu đời là mẹ nắm tay đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm bằng tiền lì xì: Mẹ dạy con về lãi suất, không chi tiêu phung phí

Thay vì phung phí tất cả lì xì, những ông bố bà mẹ này đã thay con nghĩ ra cách để tiền không mất giá.