Vào lúc 10h ngày 14/3, Bộ Y tế nhận được thông tin của Viện Pasteur TP.HCM thông báo kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Cụ thể, Bệnh nhân nam, 31 tuổi, trú quán tại phường 14, quận 10, TP.HCM, bệnh nhân là đồng nghiệp của bệnh nhân 45 và ngồi chung xe ô tô với bệnh nhân số 45, cùng đi tiếp xúc với bệnh nhân số 34 tại Bình Thuận.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, hôm 12/3, bệnh nhân này đã khai báo với Trung tâm Y tế quận 10 tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân thứ 34 mắc COVID-19.
Qua điều tra tình hình dịch tễ, cơ quan y tế đánh giá người này có nguy cơ rất cao, do đó hệ thống phòng dịch của thành phố đã chuyển anh ta vào khu cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.
Bệnh nhân thứ 48 nhiễm COVID-19 bị lây bệnh bởi bệnh nhân thứ 34 tại Bình Thuận. |
Trường hợp này là đồng nghiệp của bệnh nhân số 45, đi công tác cùng chuyến xe riêng với bệnh nhân số 45 đến Bình Thuận và cùng gặp bệnh nhân thứ 34 và 41.
Ngay lập tức, thành phố đã triển khai các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm đối với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nhà liền kề, nơi sinh hoạt của người này. Ngoài ra, thành phố cũng đang tiến hành điều tra các trường hợp tiếp xúc gián tiếp để hướng dẫn giám sát, phòng bệnh theo quy định.
Đến ngày 13/3, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung tại Quận 10, lấy mẫu xét nghiệm và chưa có triệu chứng.
Hiện nay sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm dương tính vào tối ngày 13/3.
Mẫu bệnh phẩm được chuyển cho Viện Pasteur TP.HCM 23h ngày 13/3. Sáng nay, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR.
Trước đó, vào chiều 13/3, Bộ Y tế công bố thêm ca nhiễm COVID-19 thứ 45, là người đầu tiên của TP.HCM dương tính với COVID-19. Được biết, bệnh nhân thứ 45 đã tiếp xúc với bệnh nhân thứ 34.
Như vậy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã nâng lên 48 ca, trong đó, có 8 bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân số 34.
Từ ngày 6/3 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 32 ca nhiễm Covid-19 mới. Trong số này có 3 chùm ca bệnh ở là nhóm công nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc, ca bệnh thứ 17 ở phố Trúc Bạch (Hà Nội) và ca bệnh thứ 34 tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) sáng 2/3 cũng ghi nhận 13 ca mắc Covid-19 trong đó, 11 người nước ngoài và 2 người Việt.
Bộ Y tế lý giải việc chậm công bố thông tin ca bệnh Trước nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Y tế đang chậm trễ trong việc công bố thông tin các ca bệnh, ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết những thông tin Bộ Y tế đưa ra không đơn giản chỉ phục vụ thị hiếu, sự tò mò của người dân, mà còn liên quan đến đời sống, mối quan hệ thậm chí sinh mạng của người bệnh hoặc người bị nghi nhiễm bệnh. "Để có được thông tin khẳng định về ca bệnh, chúng tôi cần phải kiểm chứng, đối chứng và khi nào khẳng định chắc chắn ca bệnh thì mới công bố và cung cấp thông tin cho báo chí, cho người dân. Chúng tôi gần như là tuyến cuối, thông tin chúng tôi đưa ra ảnh hưởng không chỉ một người mà rất nhiều người... Việc để công bố một ai đó mắc bệnh thì Bộ Y tế cần thận trọng", ông nói Ông Đình Anh lý giải. Ông Đình Anh cho biết hiện Tổ chức Y tế thế giới công nhận 3 đơn vị đầu ngành của Việt Nam đạt chuẩn xét nghiệm, đó là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM. Do vậy, nếu các mẫu từ các địa phương gửi trực tiếp đến 3 Viện trên, khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì khẳng định bệnh nhân đó mắc bệnh Covid-19. Còn nếu các mẫu do các đơn vị đủ điều kiện và năng lực xét nghiệm, được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn (hiện nay có gần 30 bệnh viện, viện, Trung kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố) có kết quả dương tính, họ phải chuyển mẫu về 3 Viện đầu ngành để xét nghiệm khẳng định. Nếu xét nghiệm tại 3 Viện này cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, thì khi đó mới khẳng định bệnh nhân bị bệnh Covid-19. (theo NLĐ) |