Trẻ từng trải qua 4 trải nghiệm này thời thơ ấu có lòng tự trọng thấp hơn khi lớn lên, biết sớm đời con khỏi rơi vào bi kịch

Cha mẹ thực chất là tấm gương phản chiếu của con cái. Loại đất nào sẽ trồng loại hoa đó.

Theo nhiều chuyên gia, những người từng trải qua 4 trải nghiệm này khi còn nhỏ sẽ có cảm giác tự ti sâu sắc và cảm giác xấu hổ mãnh liệt khi lớn lên.

Trẻ từng trải qua 4 trải nghiệm này thời thơ ấu có lòng tự trọng thấp hơn khi lớn lên, biết sớm đời con khỏi rơi vào bi kịch

1. Không được cha mẹ tôn trọng, bị coi thường ý kiến

Nhiều bậc cha mẹ thường ỷ mình là người lớn tuổi và coi thường trẻ. Họ áp đặt, luôn cho rằng lời nói của bản thân mình là đúng, không bao giờ lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái. Mỗi khi con cái nêu ý kiến hay giải thích thì bị cha mẹ quy chụp là hay cãi, trả treo. Họ dùng những từ ngữ thóa mạ, xúc phạm con cái. Một số người mỗi khi tranh luận với con cái mà đuối lý liền bắt đầu chửi bới, dùng đòn roi, bạo lực để trấn áp.

Khi con cái sai thì bắt con phải xin lỗi, nhưng khi bản thân sai thì một câu xin lỗi cũng không có. Họ cũng soi mói, xét nét trong mọi hành động của con và dùng vũ lực mỗi khi con không theo ý mình. Ngoài ra họ không tôn trọng sở thích, cá tính của con.

Cha mẹ không tôn trọng con cái có thể khiến con mất đi sức mạnh nội tâm. Chỉ một đứa trẻ có lòng tự trọng mới có thể hấp thụ năng lượng tích cực để lớn lên một cách vô tư và lành mạnh. 

Cha mẹ khôn ngoan nhận ra rằng con cái là một cá thể độc lập. Họ không chỉ tôn trọng quyền sở hữu, không lục lọi đồ dùng của con khi chưa được sự đồng ý mà còn tôn trọng suy nghĩ độc lập, không can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng tư của con, để con có quyền lựa chọn cuộc sống của mình. Bởi họ tin rằng tình yêu có ranh giới không có nghĩa là thờ ơ, cũng không có nghĩa là phớt lờ mà là cùng con lớn lên với một thái độ chín chắn, thấu hiểu.

2. Chỉ có sự ra lệnh, không có sự quan tâm chăm sóc con cái, điều này khiến trẻ thiếu tình yêu thương từ khi còn nhỏ.

Con người sớm đã có nhận thức về sự tin tưởng và ngờ vực ngay từ khi sinh ra, và mặc cảm nảy sinh ở lứa tuổi đi học, tức là ở bậc tiểu học. Vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh hành vi của bản thân, bởi lời nói, việc làm của người lớn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm lý trẻ.

Khi sự khám phá của trẻ bị cản trở trong giai đoạn hình thành tính cách, những cảm xúc nhất định sẽ dừng lại ở giai đoạn đó. Chẳng hạn, nếu cha mẹ chỉ ra lệnh cho con mà không quan tâm đến con thì từ nhỏ trẻ rất dễ thiếu tình yêu thương, khi lớn lên sẽ lo lắng khi có chuyện xảy ra và không đủ tự tin để giải quyết vấn đề. Thất bại lặp đi lặp lại sẽ tạo ra cảm giác xấu hổ, không dám thử thách.

3. Lạm dụng bạo lực và giao tiếp không hiệu quả với trẻ

Trừng phạt thân thể thực chất là một hình thức trấn áp thể xác nhằm thể hiện sức mạnh của người lớn trước sự yếu đuối của trẻ vị thành niên. Trừng phạt thân thể sẽ khiến trẻ quen với sự vâng lời hoặc trở nên nổi loạn, lớn lên chúng cũng sẽ trở nên yếu đuối hoặc bạo lực. Bởi trong trái tim trẻ, thế giới hoặc là kiểm soát hoặc bị kiểm soát, không có giao tiếp tốt và tương tác đúng đắn.

Những gia đình dùng bạo lực thường sinh ra những đứa trẻ mắc chứng rối loạn nhân cách, bởi vì những trẻ này không bao giờ biết cách giải quyết vấn đề hoặc tương tác với người khác. Bạo lực là cách chính để giải quyết vấn đề trong mắt chúng. Và một khi bạo lực không đạt được mục đích, trẻ sẽ rơi vào mặc cảm sâu sắc.

4. Cách nuôi dạy con của cha mẹ không phù hợp với tính khí của con

Nhà tâm lý học nổi tiếng Thomas Chess đã chỉ ra trong cuốn sách "Ba loại tính khí" của mình rằng trẻ em có ba loại tính khí, đó là: Loại dễ dàng; Khó; Chậm.

Trẻ thuộc loại dễ có tính tương thích cao và có khả năng thích ứng cao với các phong cách nuôi dạy khác nhau, ngoan ngoãn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ thuộc loại khó dễ không chấp nhận được sự mất bình tĩnh của cha mẹ. Một khi cha mẹ bộc phát cảm xúc tiêu cực, chúng sẽ dễ rơi vào tình trạng khó xử và cảm thấy xấu hổ, thậm chí phát triển thành mặc cảm. Trẻ thuộc loại chậm có khả năng thích ứng kém nhất, hầu như không chấp nhận những điều mới, có biểu hiện né tránh và cô lập hàng ngày, đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn hơn.

Đối với những đứa trẻ có tính khí khác nhau, cha mẹ cần áp dụng những phương pháp nuôi dạy con khác nhau. Nếu cha mẹ thiếu kiên nhẫn gặp một đứa trẻ chậm chạp, con sẽ không thể thích nghi và dần dần hình thành tâm lý đối đầu. Trẻ sẽ cảm thấy rằng mọi người và mọi thứ xung quanh đang chống lại mình, rằng mình quá yếu đuối nên sẽ có cảm giác tự ti mạnh mẽ.

Cha mẹ thực chất là tấm gương phản chiếu của con cái. Loại đất nào sẽ trồng loại hoa đó. Sự tự ti có thể được sửa chữa thông qua rèn luyện, nhưng những đứa trẻ bị gia đình nguyên thủy làm tổn thương sâu sắc có lẽ suốt đời sẽ không thể quên được nỗi buồn thời thơ ấu.

Con người luôn tìm kiếm chính mình trong suốt cuộc đời, trên thực tế, cái tôi này đã bắt đầu hình thành từ thời thơ ấu. Nếu cha mẹ có thể giao tiếp bình đẳng và được tôn trọng con hơn, trẻ sẽ có nhân cách lành mạnh hơn. Đừng để mọi chuyện trở nên quá muộn mới thấy hối hận.

Thay vì tạo áp lực, hãy khuyến khích con bày tỏ cảm xúc thực của mình. Phụ huynh nên dành thời gian chia sẻ từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, tôn trọng ý kiến của con, cho con khoảng không gian riêng để phát triển. 

Cha mẹ nên để ý xem con mình có dấu hiệu tự ti hay không. Ngay khi phát hiện cần khắc phục, sửa chữa, kịp thời thay đổi lại cách giáo dục không đúng của gia đình để giúp con thoát khỏi mặc cảm, ngày càng tự tin, tỏa nắng.

Hiểu Đan

Lời tâm sự chân thật của người mẹ: Tôi đã nuôi dạy con trai mình thành 'đồ bỏ đi' nhưng không hề hối hận

Lời tâm sự chân thật của người mẹ: Tôi đã nuôi dạy con trai mình thành "đồ bỏ đi" nhưng không hề hối hận

Cuối cùng, trẻ sẽ chỉ phát triển thành những gì chúng có thể trở thành chứ không phải những gì cha mẹ mong muốn.