Trung Quốc chi tiêu 29 tỷ USD cho thú cưng, khi tỷ lệ sinh chạm đáy 60 năm

Số lượng thú cưng ở Trung Quốc đã tăng lên gần 200 triệu con ở Trung Quốc, góp phần khiến tỷ lệ sinh ở nước này chạm đáy 60 năm qua.

Vào một buổi chiều đầy nắng giữa tháng 10, Leia đang tận hưởng bữa tiệc sinh nhật lần thứ 3 của mình, với món gà, thịt bò và cá hồi, cộng thêm một chiếc bánh sinh nhật làm từ sữa chua trong một nhà hàng cao cấp ở Bắc Kinh.

Leia là một chú chó giống Đức và là một trong hàng triệu thú cưng ở Trung Quốc.

Một chú chó tại lễ hội Pet Fair Asia 2019 ở Thượng Hải. Ảnh: Getty Images.
Một chú chó tại lễ hội Pet Fair Asia 2019 ở Thượng Hải. Ảnh: Getty Images.

Việc chi tiêu cho thú cưng đang gia tăng nhanh chóng ở Trung Quốc, mặc dù xu hướng tăng trưởng trong doanh số bán lẻ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chậm lại. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi xu hướng độc thân và không muốn sinh con trong giới trẻ Trung Quốc. Các chủ thú cưng ở nhiều thành phố chi tiêu tới 202 tỷ nhân dân tệ (28,6 tỷ USD) cho vật nuôi của mình trong năm nay, nhiều hơn 19% so với năm 2018, theo một nghiên cứu của Guimin.com, một mạng xã hội ở Trung Quốc dành cho các chủ thú cưng.

Quốc gia châu Á này hiện có số lượng chó và mèo lớn nhất thế giới, lên đến 188 triệu con, vượt qua cả Mỹ vào năm 2018, theo dữ liệu được biên soạn bởi Euromonitor International, đây cũng là năm mà tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm mạnh.

Số lượng chó mèo ở Trung Quốc tăng mạnh trong 5 năm qua. Ảnh: Bloomberg.
Số lượng chó mèo ở Trung Quốc tăng mạnh trong 5 năm qua. Ảnh: Bloomberg.

Dự báo đến năm 2024, Trung Quốc có thể sẽ có tới 248 triệu con chó và mèo cưng so với con số 172 triệu ở Mỹ, giúp thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho các nhà sản xuất thức ăn thu cưng toàn cầu như Mars Petcare US Inc. và Nestle Purina Petcare Co.

Trước đây, Trung Quốc thường đi ngược lại suy nghĩ của phương Tây trong việc chăm sóc thú cưng, khi nơi này chủ yếu nhân giống hoặc bắt cho mèo để làm thịt. Xu thế nuôi thú cưng gia tăng hiện nay phản ứng sự thay đổi trong chuẩn mực văn hóa Trung Quốc. Vào năm 1980, bất kỳ ai nuôi chó làm thú cưng sẽ được xem là bất hợp pháp ở Bắc Kinh, bởi vì chính quyền cho rằng nuôi thú cưng là theo chủ nghĩa tư sản.

Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm xuống đáy 60 năm qua. Ảnh: Bloomberg.
Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm xuống đáy 60 năm qua. Ảnh: Bloomberg.

Gần một nửa số chó mèo được nhận nuôi ở khu vực thành thị trong năm nay là của những người Trung Quốc sinh vào những năm 1980, và 88% trong số đó là phụ nữ, theo Goumin.com. Khoảng một nửa số người nhận nuôi thú cưng ở các thành phố lớn là độc thân và 9/10 người cho biết họ xem thú cưng ngang hàng với trẻ em hoặc thành viên gia đình. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm xuống còn 15 triệu trẻ em trong năm ngoái, thấp nhất trong 60 năm qua.

Một số nhà nghiên cứu cảnh báo rằng sự bùng nổ thú cưng ở Trung Quốc đang phải trả giá. Các tờ báo ở Trung Quốc đã phanh phui nhiều trang trại thú cưng không có giấy phép, những nơi này nuôi chó với số lượng lớn mà không có sự giám sát của cơn quản lý, làm phát sinh các bệnh tật truyền nhiễm của chó mèo.

Các công ty thức ăn cho thú cưng cũng đang sử dụng nhiều thịt hơn trong sản phẩm của mình, nhằm tiếp thị chúng như sản phẩm cao cấp. Điều này, theo giáo sư Gregory Okin của Đại học California, Los Angeles đang góp phần vào biến đổi khó hậu. Sử dụng thịt cho chó mèo ở Mỹ đáng đóng góp 30% tổng số các tác động đến môi trường của động vật, theo một nghiên cứu của ông trong năm 2017.

MINH TUẤN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương