Trung Quốc vượt Mỹ về giá trị tài sản ròng quốc gia

Trong buổi họp đại hội cổ đông thường niên. Tỷ phú Mỹ Warren Buffett cho biết tập đoàn Berkshire Hathaway đã bán hết sở hữu 4 cổ phiếu hàng không lớn nhất nước Mỹ Delta Air Lines, Southwest Airlines, American Airlines và United Airlines vào tháng 4.

Giá trị tài sản ròng của Trung Quốc đạt 120.000 tỷ USD vào năm 2020, vượt qua 89.000 tỷ USD của Mỹ khi thị trường bất động sản nóng sốt đã làm tăng giá trị bất động sản, theo một báo cáo của McKinsey Global Institute.

Báo cáo của McKinsey bao gồm 10 quốc gia chiếm 60% thu nhập của thế giới. Tổng giá trị ròng của nhóm tăng gấp ba lần từ 2.000 lên 510.000 tỷ USD.

Giá trị tài sản ròng của Trung Quốc sau 20 năm đã tăng tới 17 lần, từ mức 7.000 tỉ USD lên 120.000 tỉ USD và chiếm 23% tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu trong năm 2020. Mỹ xếp thứ hai, với 17%, kế đến là Nhật Bản, với 35.000 tỉ USD, chiếm 7% tổng giá trị tài sản ròng toàn thế giới.

122021-tq-tai-san.jpg

Tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc trong năm 2020 bằng 130% tổng giá trị tài sản ròng của Mỹ. Trung Quốc là nước thứ hai soán ngôi Mỹ.

Lần trước đó là vào năm 1990, khi tổng giá trị tài sản ròng của Nhật Bản chiếm 23% giá trị toàn cầu, hơn mức 22% của Mỹ. Đó cũng là thời điểm bong bóng bất động sản tại Nhật Bản lên đỉnh điểm.

Giá trị tài sản ròng của Nhật Bản lúc đó lớn gấp 8,3 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần với mức 8,2 lần của Trung Quốc trong năm 2020.

Mức độ tích tụ tài sản ròng ở Trung Quốc tăng nhanh chủ yếu là do bùng nổ về giá nhà đất. Theo Viện nghiên cứu và phát triển E-House (Trung Quốc), mức giá nhà trung bình tại 50 thành phố lớn ở Trung Quốc đã vượt 13 lần mức bình quân thu nhập trong năm 2020, tăng so với mức 10 lần của năm 2015.

Theo tính toán của McKinsey, 68% giá trị tài sản toàn cầu nằm ở bất động sản. Các tài sản còn lại bao gồm cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị hay những thứ vô hình như sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế nắm tỉ trọng nhỏ hơn nhiều.

Giá trị tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả khoản nợ chưa thanh toán. Bên cạnh GDP, tổng giá trị tài sản ròng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia.

10 quốc gia đứng đầu còn có Pháp, Đức, Canada, Úc, Anh, Mexico và Thụy Điển. Báo cáo cho thấy Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ vào năm 2013, với giá trị tài sản ròng đạt 130% của Mỹ vào năm ngoái.

Giá tài sản tăng cao là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển E-House Trung Quốc, giá nhà trung bình ở 50 thành phố lớn của Trung Quốc cao gấp 13 lần so với mức thu nhập trung bình. Bội số là 10 vào năm 2015.

Một số tiền mà chính phủ Trung Quốc đã bơm vào nền kinh tế như một phần của ứng phó với đại dịch đã chảy vào thị trường bất động sản.

Trung Quốc không có một loại thuế tài sản cố định hoặc thuế thừa kế thống nhất. Chi phí sở hữu bất động sản thấp đã khiến mọi người không muốn bán lại bất động sản của họ, và đẩy giá lên cao hơn nữa.

Với niềm tin rằng giá bất động sản không sụt giảm đã ăn sâu vào tâm trí người dân quốc gia, giá nhà trung bình đã tăng gấp 5 lần trong suốt 20 năm qua. Mức tăng tổng thể là 200% đối với 10 quốc gia được đề cập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã thực hiện các bước để kiềm chế đầu cơ bất động sản khi công chúng ngày càng thất vọng với giá nhà chung cư cao ở các thành phố.

Nhưng việc thắt chặt thị trường đột ngột có thể làm rung chuyển hệ thống tài chính và gây ra tình trạng trì trệ kinh tế trong thời gian dài.

(Nguồn: Nikkei Asia)

GIA KIỆT

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương