Hiện nay, “du lịch mạo hiểm” đã trở thành trào lưu trên toàn thế giới và đang có xu thế phát triển nhanh tại Việt Nam. Bởi, Việt Nam có nhiều lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú, hệ sinh thái đa dạng, với địa hình ¾ là đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hang động đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, cùng nền văn hóa phong phú, đặc sắc của 54 dân tộc,...
![]() |
Ca nhạc chào mừng hội nghị |
Tuy nhiên, về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước cho loại hình du lịch mạo hiểm của Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn sơ cơ. Việc triển khai các chương trình du lịch mạo hiểm thường gặp khó khăn vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư phát triển du lịch mạo hiểm, nhằm đón đầu đáp ứng các xu hướng đang phát triển mạnh của thị trường du khách quốc tế, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần có chiến lược dài hạn và những trang bị thích ứng để phát huy hiệu quả tiềm năng của du lịch mạo hiểm và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm thành thế mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững.
![]() |
Gần 100 đại biểu về dự Hội nghị đang lắng nghe Thạc sĩ Trương Thị Hà- Chủ nhiệm dự án trình bày tóm tắt Dự thảo Tiêu chuẩn Du lịch mạo hiểm- hoạt động đi bộ đường dài và đi bộ xuyên rừng... |
Trước thực tế trên, Trường Cao Đẳng Du lịch Nha Trang đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề Tiêu chuẩn du lịch mạo hiểm: Trekking và Hiking (đi bộ dã ngoại ngắn, đi bộ dã ngoại dài)- Tiếp cận từ lý thuyết và thực tiễn, nhằm hướng đến các mục đích: Góp ý hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam về hoạt động du lịch mạo hiểm; Tăng cường kết nối giữa nhà trường- chuyên gia và doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm; góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia theo hướng khoa học, sát thực tiễn và đảm bảo an toàn trong tổ chức hoạt động.
![]() |
Thạc sĩ Đoàn Xuân Nhân- Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Du lịch Nha Trang phát biểu tại Hội nghị |
![]() |
BCH Chi hội Nữ trí thức Khánh Hòa tham dự diễn đàn |
Dự án “Dự thảo Tiêu chuẩn Du lịch mạo hiểm- hoạt động đi bộ đường dài và đi bộ xuyên rừng- yêu cầu và khuyến nghị” của Nghiên cứu sinh- Thạc sĩ Trương Thị Hà (chủ nhiệm dự án)- Trường Cao Đẳng Du lịch Nha Trang đã được đông đảo các nhà quản lý chuyên ngành, các GS.Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp quan tâm tâm, đóng góp ý kiến xây dựng.
Trang bị căn bản và vai trò phục hồi
Theo báo cao của ATTA (tổ chức thương mại toàn cầu về du lịch mạo hiểm), du lịch mạo hiểm là một loại hình dịch vụ giúp phục hồi những điểm đến vừa diễn ra biến cố như thiên tai và xung đột chính trị. Và mô hình du lịch mạo hiểm thường thu hút khách có khả năng chi trả cao. Nghiên cứu ATTA cũng cho biết, chi phí khách chi trả cho du lịch mạo hiểm cao gấp trên 50 lần so với một tour du lịch đại trà tại các nước đang phát triển…
![]() |
NCS, Thạc sĩ Trương Thị Hà- Chủ nhiệm dự án trình bày tóm tắt Dự thảo Tiêu chuẩn Du lịch mạo hiểm- hoạt động đi bộ đường dài và đi bộ xuyên rừng... |
Vì vậy, để phát triển hiệu quả du lịch mạo hiểm tại Việt Nam, diễn đàn của Trường Cao Đẳng Du lịch Nha Trang được coi là một động thiết thực cho sự kích cầu phát triển. Ông Nguyễn Quý Phương- Đại diện lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia cũng đã phát biểu nhấn mạnh và đưa ra thảo luận các nội dung: Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn và đối tượng điều chỉnh, gồm các tổ chức cung cấp tour, cộng đồng địa phương và người tham gia...
![]() |
Ông Nguyễn Quý Phương- Đại diện lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia phát biểu |
Du lịch mạo hiểm khuyến khích điểm đến tuân thủ các nguyên tắc hoạt động bền vững. Những nhà xây dựng chính sách và thực hiện du lịch mạo hiểm tuân thủ theo các nguyên tắc bảo vệ môi trường bền vững vì họ hiểu rằng đánh mất môi trường tự nhiên và trải nghiệm văn hóa ý nghĩa đồng nghĩa với điểm đến của họ sẽ đánh mất tính cạnh tranh.
![]() |
Nhà giáo ưu tú, PGS- TS Nguyễn Thị Thúy Hường- Nguyên Q.Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Du lịch Nha Trang, Chi hôi Trưởng Chi Hội Nữ trí thức tỉnh Khánh Hòa đóng góp ý êếkn |
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường và NCS, Thạc sĩ Trương Thị Hà- 2 thế hệ nữ chủ chốt của Trường Cao Đẳng Du lich Nha Trang |
“Dự thảo Tiêu chuẩn Du lịch mạo hiểm- hoạt động đi bộ đường dài và đi bộ xuyên rừng- yêu cầu và khuyến nghị” đã đón nhận nhiều ý kiến đắt giá từ các Nhà giáo, nhà nghiên cứu, người quản lý điều hành,... Nhà giáo ưu tú, PGS- TS Nguyễn Thị Thúy Hường- Nguyên Q.Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Du lịch Nha Trang, Chi hôi Trưởng Chi Hội Nữ trí thức tỉnh Khánh Hòa đóng góp hoàn thiện vào dự án: Bộ tiêu chuẩn Du lịch mạo hiểm dù đã có một số tổ chức và cá nhân nghiên cứu, nhưng vấn đề nhóm tác giả xây dựng là mới, trong và ngoài nước chưa có ai nghiên cứu. Đây là nhóm tác giả đầu tư nghiên cứu công phu; Xác định đúng đối tượng, mục tiêu, hoàn thành các nội dung nghiên cứu; Nội dung các tiêu chuẩn được xây dựng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ ứng dụng, văn phong diễn đạt trong sáng, dễ hiểu... Tuy nhiên, về nội dung nên thêm vào kỹ năng cần có của người tham gia và điều chỉnh nhiệm vụ của người tham gia là “thu thập thông tin” bằng “cung cấp thông tin cho nhà cung cấp”; Chuyển phần “xử lý thông tin” qua cho “Nhà lãnh đạo hoạt động”.
TS Nguyễn Thị Thanh Ngân- phó trưởng khoa Du lịch, ĐH. Đà Lạt góp ý: Cần phân loại tuyến và đánh giá mức độ rủi ro; Đề xuất một vài mức độ về yếu tố khắc nghiệt của môi trường (nhẹ, vừa, cao); Đối với phương hướng tuyến đường cần có hướng dẫn rõ ràng, cần có HDV là người địa phương, có kinh nghiệm, có kiến thức…. Cần trang bị thiết bị hỗ trợ với địa hình hiểm trở như đồi núi thấp, vật cản, rễ cây,...
![]() |
TS Nguyễn Thị Thanh Ngân- phó trưởng khoa Du lịch, ĐH. Đà Lạt góp ý |
Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thanh- giảng viên khoa Du lịch, ĐH. Khánh Hòa góp ý bổ sung: Về ngôn ngữ sử dụng trong bộ tiêu chuẩn, khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO cho Việt Nam thì cần thay đổi cho phù hợp, khi chuyển ngữ chưa sửa bị sót giữa mục lục với nội dung; Cần xem lại một số khái niệm (đã được nhóm thứ ký ghi lại); Tiêu chuẩn, cần phải có những giấy phép đặc biệt; Cần xem xét có nên đưa đối tượng trẻ em chưa đủ tuổi vào tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm này hay không ? Và cũng cần bảo mật thông tin cá nhân của đơn vị tổ chức khi thu thập thông tin...
![]() |
Thạc sĩ Lê Thị Thu Hằng báo tóm tắc tổng hợp ý kiến sau trưng cầu |
Tiếng nói Người đồng hành
Ông Võ Đức Trung- Chủ tịch Hiệp hội thể thao mạo hiểm Lâm Đồng phát biểu: Nên xây dựng các chuẩn mực để áp dụng cho doanh nghiệp, chính quyền địa phương & người tham gia du lịch mạo hiểm. Cần xem xét một số thuật ngữ, xem xét vai trò và năng lực của trưởng nhóm; Hướng dẫn viên (HDV) chính, HDV phụ nên có từ ngữ phù hợp thực tế, cần làm rõ trách nhiệm của việc huấn luyện và đào tạo; Lập bảng đánh giá rủi ro; Cần làm rõ cơ quan chức năng nào cung cấp được chứng nhận tham gia ngành nghề,...
![]() |
3 |
![]() |
Ông Trần Minh Đức- Chi hội Trưởng Chi hội Lữ hành tỉnh Khánh Hòa tham kiến |
Với các nhà quản lý, tổ chức trực tiếp sẽ là những đóng góp đặc biệt thiết thực, ông Trần Minh Đức- Chi hội Trưởng Chi hội Lữ hành tỉnh Khánh Hòa tham kiến: Dự án có thể là bộ tiêu chuẩn ra mắt trong giai đoạn cần thiết, hướng đến các nhà cung cấp dịch vụ và lữ hành. Tuy nhiên, cần cụ thể hơn về quy định của người lãnh đạo/ HDV về bằng cấp về thời gian dẫn đoàn đi, liên kết dịch vụ, xử lý tình huống của đoàn; Trang thiết bị cho hoạt động du lịch mạo hiểm là gì? Tiêu chuẩn là gì? Nên cụ thể về tiêu chuẩn, đồng thời cũng cần đơn giản các câu từ trong bộ tiêu chí và nên tư vấn cho người tham gia ngay tại thời điểm mua tour...
![]() |
Bà Nguyễn Thị Khánh Trang- Phó Giám đốc Cty TNHH Tài năng Kim Cương phát biểu |
Bà Nguyễn Thị Khánh Trang- Phó Giám đốc Cty TNHH Tài năng Kim Cương phát biểu: Cần có tiêu chuẩn cụ thể về người đồng hành, người tham gia; Cần trang bị kiến thức hệ sinh thái cho người hướng dẫn, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh; Cần có một khóa học chuyên biệt cho anh chị em làm HDV DL mạo hiểm...
Theo ông Võ Đức Thịnh- Đại diện Công ty Ruby Team Nha Trang: Cần bổ sung thêm yếu tố thước đo tiêu chuẩn cho người trưởng nhóm, kinh nghiệm, kiến thức của người trưởng nhóm đóng vai trò quan trọng trong suốt hành trình. Người trợ lý cũng phải trang bị kiến thức, kinh nghiệm cũng như tiêu chuẩn để họ đảm bảo vai trò phục vụ an toàn cho khách trong chuyến đi. Bộ tiêu chuẩn cần phải thêm thang đánh giá và cấp độ cho Leader mảng này. Các cơ quan chức năng cần mở lớp đào tạo, huấn luyện dành riêng cho nhóm trưởng bộ môn này và đánh giá, cấp chứng chỉ theo từng hạng; Để trọn vẹn chuyến đi cần phải có một người Leader chuyên nghiệp. Họ phải có thể lực tốt, nhạy bén, có kỹ năng cá nhân đi đường, định hướng, sơ cứu,... Kỹ năng theo từng địa hình, nhận định đối tượng chuyến đi, ví như đi trekking tuyến Cực Đông khác với Trekking đi rừng Bidoup; Đi trên đồng bằng khác với đi trong rừng, trong suối...
![]() |
Ông Võ Đức Thịnh- Đại diện Công ty Ruby Team Nha Trang phát biểu |
Chuyên gia Phạm Đức Anh- Giám đốc Công ty CP Vivu Nha Trang đóng góp: Cần làm rõ vai trò của người trưởng nhóm về kỹ năng và khả năng nắm được tâm lý hành vi của khách; Cần bổ sung nguyên tắc “không để lại dấu vết” trong hoạt động trekking – hiking và phải tuân thủ nguyên tắc này, bao gồm: Không xả rác, không vứt pin/bao bì trong rừng; Không chặt cây, bẻ cành, tạo lửa ngoài điểm cho phép; Không lấy mẫu vật, đá, thực vật ra khỏi rừng; Yêu cầu phân loại và thu hồi rác tại điểm tập kết. Doanh nghiệp tổ chức tour phải bố trí các túi phân loại rác sinh học, rác không phân hủy, vật liệu độc hại tại điểm tập kết và có kế hoạch vận chuyển rác về nơi xử lý hợp chuẩn...
![]() |
Chuyên gia Phạm Đức Anh- Giám đốc Công ty CP Vivu Nha Trang đóng góp ý kiến |
Đặc biệt, một phần lợi nhuận từ tour nên tái đầu tư vào bảo vệ sinh thái và cộng đồng bản địa như:Đào tạo người bản địa làm hướng dẫn viên; Mua sản phẩm thủ công địa phương; Góp vào quỹ bảo vệ rừng. Đồng thời, cũng nên phân cấp (hành trình đơn giản, hành trình phức tạp, tìm hiểu về địa hình leo núi), để thuận tiện trong việc phân chia nhiệm vụ cho trợ lý phù hợp từ đi lại, việc ăn uống đến ngủ nghỉ của khách…. Cần có nguyên tắc cho khách khi tham gia vào khu bảo tồn; Khuyến khích khách du lịch đóng góp vào quỹ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng để giúp cho hoạt động DL Trekking bền vững và lâu dài.
![]() |
Du lịch leo núi cần biết thông tin địa hình để trang bị phù hợp |
Với ông Phạm Thế Nhân- Đại diện GM Khách sạn Vinpearl : Cấu trúc tiêu chuẩn cần phân chia thành 2 cấp độ áp dụng như cấp độ cơ bản, áp dụng cho các tuyến ngắn ngày, ít rủi ro, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ; Cấp độ nâng cao, áp dụng cho tour chuyên sâu dài ngày hơn, xuyên rừng vùng sâu, yêu cầu cao về quản lý rủi ro và năng lực nhân sự. Đồng thời, với phân loại tuyến đường, cần bổ sung hình ảnh minh họa hoặc bản đồ, sơ đồ giúp người tham gia hình dung rõ hơn.
![]() |
Đại biểu Chi Hội Nữ trí thức Khánh Hòa chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị |
Về an toàn ứng phó khẩn cấp, dự thảo cần bổ sung quy trình chuẩn xử lý khi có tai nạn xảy ra như bước 1: Trưởng nhóm đánh giá sơ bộ, gọi điện qua số liên hệ khẩn; Bước 2: Định vị vị trí GPS, kích hoạt kế hoạch ứng cứu...
Bộ tiêu chuẩn du lịch mạo hiểm là một nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển dịch vụ du lịch mạo hiểm nói riêng, là điều kiện cần và đủ phát triển bền vững du lịch Việt Nam nói chung.
Nhóm thiện nguyện Tâm Đức Khánh Hòa Mang Tết nhân ái đến cho hàng trăm hộ gia đình và người lang thang cơ nhỡ
Trao Tết yêu thương đến cho hàng trăm hoàn cảnh khó khăn, yếm thế trong xã hội,