Mới đây, Hoa hậu người Việt tại Nga, Trương Hồ Phương Nga đã gửi đơn tố giác đến 29 cá nhân, tổ chức từ trung ương đến địa phương. Theo Phương Nga, Công an và VKS TP HCM đã ban hành 9 quyết định đã ra 9 quyết định "trái pháp luật" đối với mình và bạn thân Nguyễn Đức Thuỳ Dung, 31 tuổi.
Cụ thể, vào đầu tháng 12/2018, sau khi hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được 2 người lừa đảo tiền của Cao Toàn Mỹ, hai đơn vị này đã ra "bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra". Trong đó nêu rõ Phương Nga và Dung không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng phạm tội Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức và đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can dưới hình thức miễn trách nhiệm hình sự.
Hoa hậu Phương Nga. |
Theo Phương Nga, ngày 11/12/2018, cơ quan điều tra đã xác định cô và Thuỳ Dung không phạm tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo BLHS 2015. Tuy nhiên đến tháng 1/2019, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM và VKSND TP HCM lại quyết định khởi tố Nga và Dung tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và miễn trách nhiệm hình sự theo BLHS 1999.
Tức là tháng 1/2019, BLHS năm 2015 đã có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 3 Điều 7, hai đơn vị nêu trên không được khởi tố mình và Thuỳ Dung dựa trên BLHS năm 1999, mà phải chiếu theo BLHS hiện hành. Do sai phạm này, những quyết định tiếp theo như đình chỉ bị can, đình chỉ vụ án cũng trái pháp luật và không có hiệu lực. Phương Nga khẳng định, cơ quan điều tra không kết luận dựa trên sự thật mà là theo tình huống gia định.
Về trường hợp này, Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng, cơ quan điều tra đánh giá hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức của Phương Nga và Thùy Dung là dấu hiệu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS năm 1999, cụ thể là dấu hiệu phạm tội "bằng thủ đoạn gian dối". Nhưng do không chứng minh được nên đã đình chỉ điều tra.
Theo khoản 2 Điều 232 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi có căn cứ đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra vẫn phải ra "bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra" và quyết định đình chỉ điều tra. Vì vậy, việc Công an TP HCM ban hành Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra ngày 11/12/2018 là có căn cứ.
Theo ông Trạch, cần làm rõ hiệu lực của BLHS 2015 về thời gian đang được điều chỉnh bởi Điều 7 BLHS 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017. Hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018 mà sau đó mới bị phát hiện và điều tra, xét xử và quy định tương ứng của BLHS 2015 có lợi hơn cho người phạm tội thì mới có thể áp dụng quy định của bộ luật này để truy cứu trách nhiệm người phạm tội.
Hành vi Làm giả tài liệu, con dấu của Phương Nga dù xảy ra trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực nhưng đã bị phát hiện trước 1/1/2018, được điều tra là dấu hiệu cấu thành phạm tội. Do đó, không thể áp dụng quy định chuyển tiếp của Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017.
Ông Trạch nêu quan điểm: "Như vậy, nếu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của bà Phương Nga thì phải áp dụng quy định tại Điều 267 BLHS 1999, tương ứng với Điều 341 BLHS 2015, nên việc Công an TP HCM ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án số 43-03 ngày 21/1/2019, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can số 26-54 ngày 21/1/2019, thay đổi tội danh của Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung sang tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là có căn cứ".
Ông Trạch cũng cho rằng cơ quan điều tra áp dụng quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 29 BLHS 2015 khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa để miễn trách nhiệm hình sự cho Phương Nga và Thùy Dung là có căn cứ. Công an TP HCM căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 để ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ bị can đúng theo quy định.
"Khiếu nại, tố giác, tố cáo hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng là quyền của mọi công dân nếu cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết. Do vậy, việc bà Phương Nga có đơn tố giác là đang thực hiện quyền công dân của mình và cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết trên quy định của phâp luật", ông Trạch nói.
Người đàn ông sở hữu bộ sưu tập 400 chiếc xe cổ
Doanh nhân Racodger Dudding năm nay đã 81 tuổi nhưng ông vẫn không thôi niềm đam mê với xe hơi.