Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân 2014 từ ngày 01/7/2024. Tham khảo nội dung tại Dự thảo Luật Căn cước (Dự thảo báo cáo Hội nghị ĐBQH chuyên trách) nếu như không có gì thay đổi cho đến khi thi hành Dự thảo Luật căn cước thì sẽ có 06 thông tin sẽ thay đổi trên thẻ Căn cước từ 01/7/2024.
Nếu thông tư được thông qua, thẻ căn cước mới sẽ được triển khai cấp từ 1/7 và thay đổi 6 nội dung trên thẻ. (Ảnh: Bộ Công an) |
1. Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước
Quốc hội đã chính thức qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo đó, Luật gồm 7 chương, 46 điều trong đó có việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, đồng nghĩa cũng sẽ chính thức đổi tên Thẻ Căn cước công dân thành Thẻ Căn cước.
2. Quê quán đổi thành nơi đăng ký khai sinh
Thẻ Căn cước công dân hiện nay có mục ghi thông tin quê quán lấy theo quê quán của cha/mẹ.
Tới đây nếu như đến khi thi hành mà không có gì thay đổi thì theo Dự thảo Luật Căn cước, thông tin về quê quán trên thẻ Căn cước sẽ bị lược bỏ và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mục thông tin quê quán được thay bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh.
3. Nơi thường trú đổi thành nơi cư trú
Theo đó, theo nội dung tại Dự thảo Luật Căn cước thì nội dung thể hiện trên thẻ căn cước mới sẽ không còn thông tin nơi thường trú, thay vào đó là thông tin nơi cư trú.
Theo Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú của công dân là là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.
Mặt sau của căn cước mới được đề xuất. (Ảnh: Bộ Công an) |
4. Công dân dưới 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu
Tại Điều 19 Dự thảo Luật căn cước có quy định về người được cấp thẻ căn cước như sau:
Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Như vậy, nếu như đến khi thi hành mà không có thay đổi thì theo đề xuất từ Dự thảo Luật căn cước thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước khi có nhu cầu. Theo đó, họ tên của công dân dưới 14 tuổi sẽ được thể hiện trên thẻ căn cước.
Đây không hẳn là thay đổi về thông tin trên thẻ, mà cụ thể hơn là điểm mới về đối tượng được cấp thẻ căn cước.
5. Lược bỏ vân tay của ngón trỏ và đặc điểm nhận dạng
Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Việc dự thảo bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.
6. Chữ ký của cơ quan cấp thẻ đổi từ "cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an"
Tại mặt sau của thẻ, dự thảo đề xuất đổi chữ ký của cơ quan cấp từ "Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an".
Thủ tướng ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước từ 1/7/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước, được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.