Tuổi 30 và thách thức “có tiền cũng không thể dùng tiền mua vui”: Phải làm gì với tiền lúc này?

Ở tuổi 35, tôi hiểu ra rằng “cuộc sống tử tế” của người trưởng thành là sự dung hòa của 4 yếu tố này.

*Dưới đây là những chia sẻ của Tư Linh (35 tuổi) trên Toutiao. Bước sang tuổi U40, cô đã có những góc nhìn và quan điểm đa chiều, sâu sắc hơn về một cuộc sống đủ đầy. Sự giàu có lúc này đã vượt khỏi khuôn khổ nhỏ hẹp của khối lượng tài sản hay tiền bạc.

Rồi sẽ đến một độ tuổi, khi đã trải nghiệm đủ nhiều, bạn sẽ nhận ra việc dùng tiền để mua vui không còn hữu hiệu với mình nữa. Nghĩa là dù bạn có khả năng mua những món đồ xa xỉ, hay xách vali lên đường tận hưởng những chuyến du lịch hạng sang mà không cần suy nghĩ nhiều, bạn cũng không còn cảm nhận được niềm vui sướng hay sự phấn khích như xưa nữa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cảm giác ấy đã đến với tôi cách đây khoảng 3 năm. Cảm giác chán nản vẫn tiếp tục đeo bám tôi từ nơi tôi sống tới những nơi tôi đi du lịch và việc tủ đồ có thêm chiếc túi xách hay đôi giày hiệu mới cũng chẳng thể làm tôi sung sướng, khúc khích cười.

Chuyện này khiến tôi phải tự vấn chính mình rằng có hay không một cách tìm vui dài lâu, bền vững và không phải phụ thuộc quá nhiều vào số dư trong tài khoản. Sau đó, tôi bắt đầu tử tạm dừng thói quen mua hàng hiệu mỗi tháng, cũng không còn thường xuyên đi du lịch.

Cuối cùng, ở tuổi 33, tôi đã tìm ra cách sống tử tế với bản thân và tin rằng lộ trình này sẽ dài lâu hơn những niềm vui chớp nhoáng tới từ việc tiêu tiền.

1 - Đầu tư khôn ngoan và biết điểm dừng

Trước đây, kênh đầu tư duy nhất của tôi là hàng hiệu. Tôi "cố sống cố chết" săn cho bằng được những chiếc túi xách bản giới hạn rồi bán đi lấy lời, và chỉ giữ lại những chiếc túi hiệu "bình thường" để sử dụng.

Những người từng là khách ruột của tôi dần "biến mất" khỏi những cuộc trao đổi, thương lượng. Khi tôi thông báo đang muốn bán một chiếc túi xách phiên bản giới hạn, họ đáp rằng vừa mới dùng tiền để đầu tư hết rồi.

Lúc đó, tôi mới nhận ra ngay cả người giàu cũng đã cắt tiền chi cho đồ hiệu để mang đi đầu tư, vậy thì có lý gì mình lại cứ bám lấy thị trường đồ hiệu đã không còn sôi động nữa?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi bán gần như tất cả đồ hiệu với mức lời thấp nhất, dùng tiền đó để đầu tư chứng khoán và hùn tiền mua BĐS với người thân. Bước chân vào những thị trường đầu tư mới mang lại cho tôi cảm giác phấn khích gấp trăm lần việc đi du lịch hay mua đồ hiệu. Ngay cả khi có lỗ một chút, sự phấn khích trong tôi cũng không hao hụt đi vì tôi coi đó là cơ hội để bản thân tìm ra điểm dừng của mình, nôm na là biết khi nào mình nên cắt lỗ, khi nào mình nên chốt lời.

2 - Lập kế hoạch tài chính

Sau khi học cách đầu tư vào thị trường chứng khoán và BĐS, tôi mới nhận ra trước đây mình đã đầu tư theo cách phản nghịch: Tôi bỏ hết vốn vào thị trường đồ hiệu và cũng không có khoản dự trù nào để phòng thân.

Bước qua tuổi 30, tôi nhận ra nếu phải đặt "tiền đầu tư" và "tiền phòng thân" lên bàn cân, cán cân sẽ lệch về phương án "tiền phòng thân". Đó mới là khoản tiền nên ưu tiên.

Khi đã bước vào hàng ngũ "trung niên", việc nhập nhằng các khoản quỹ cá nhân khiến tôi sống không tự tin ngay cả khi việc đầu tư sinh lời. Nỗi lo "nếu khoản đầu tư này lỗ thì phải lấy tiền đâu ra để bù" khiến tôi thoáng chốc nản lòng. Tôi đã ngưng rót vốn vào các thị trường đầu tư trong khoảng 8 tháng để cân đối, ổn định lại các khoản chi cá nhân, để việc đầu tư dù có sinh lời hay gây lỗ, cuộc sống của tôi cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

3 - Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Khi còn trẻ, một trận cảm cúm có thể tự biến mất mà chẳng cần uống thuốc. Nhưng khi đã có tuổi, thậm chí một hạt mưa rơi trúng người cũng có thể khiến tôi ốm lay lắt cả tuần không khỏi. Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất khiến tôi không thể phủ nhận thực tế có phần đau lòng: Mình đã già, không còn khỏe như xưa nữa.

Lúc đó, tôi chợt nhớ tới câu nói "You are what you eat". Thời trẻ, cân nặng có thể tăng rồi giảm trong 1 tuần chỉ cần dành 15 phút chạy bộ mỗi ngày, nhưng giờ đây, tuổi tác khiến cơ thể tôi không còn "nhạy" như vậy nữa. Tăng cân thì dễ, giảm cân lại khó vô cùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tương tự với chất lượng giấc ngủ. Thay đổi thời tiết, mất ngủ. Ăn no, mất ngủ. Đói quá, cũng mất ngủ. Ăn uống và sinh hoạt đều ảnh hưởng tới sức khỏe và xa hơn là chất lượng sống.

4 - Vun đắp cho những mối quan hệ chất lượng

Vòng tròn những mối quan hệ của chúng ta sẽ nhỏ dần đi theo thời gian. Ngày xưa, tôi không tin vào điều này nhưng giờ đây, ở độ tuổi 35, tôi lại thấm thía điều đó hơn bao giờ hết.

Khi buồn, khi muốn tâm sự, mình có thể tìm đến ai?

Ai sẽ là người sẵn sàng cho mình lời khuyên vì muốn tốt cho mình mà không phải là vụ lợi cho cả bản thân họ?

Sau vài biến cố nho nhỏ trong cuộc sống cá nhân, tôi nhận ra mình không có nhiều bạn thân và những mối quan hệ thực sự chất lượng như mình vẫn nghĩ. Những vật vô tri như đồ hiệu đã không còn làm tôi vui, mà đến cả một người bạn để trút bầu tâm sự cũng chẳng có, viễn cảnh đó thực quá đáng buồn. Cách duy nhất để nó không xảy ra có lẽ chỉ là bớt "cái tôi" của mình lại. Tôi nhận ra không ai có nghĩa vụ phải đối xử với mình như cách mình kỳ vọng. Hiểu được điều đó, những mối quan hệ trong đời tôi mới thoát khỏi giai đoạn xã giao để tiến lên một bậc mới, là thân thiết.

Ngọc Linh

Bị phạt 200 triệu vì có hành động phản cảm trước mặt fan đội bạn, Ronaldo mất bao lâu để kiếm xong số tiền này?

Bị phạt 200 triệu vì có hành động phản cảm trước mặt fan đội bạn, Ronaldo mất bao lâu để kiếm xong số tiền này?

Sau hành động bị cho không phù hợp trong trận gặp Al Shabab, Ronaldo đã bị phạt 1 trận cùng số tiền khoảng 8 nghìn USD.