Để chuẩn bị cho Hội nghị, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các Tiểu ban Nội dung, Hậu cần, Thông tin-Truyền thông phục vụ Hội nghị; dự thảo Quy chế và tiêu chuẩn tặng bằng khen cho nữ khoa học trẻ tiêu biểu năm 2022-2023; ra thông báo mời tham gia viết báo cáo khoa học cho Hội nghị.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân và nhóm nghiên cứu Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa) nhằm định hướng khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật này. |
Chủ đề của Hội nghị năm nay là “Ứng dụng KHCN vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”. Đây là chủ đề được dư luận quan tâm bởi tính thực tế và sự cấp thiết. Thực tế cho thấy, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, thị trường khoa học và công nghệ đang tồn tại nhiều nhiều rào cản. Hầu hết các viện, trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của đơn vị. Hiện đang tồn tại một nghịch lý là doanh nghiệp cần công nghệ. Viện nghiên cứu, trường đại học có kết quả nghiên cứu nhưng không chuyển giao được vì sự thiếu đồng bộ giữa các luật khác nhau. Khó khăn hiện nay là ngân sách nhà nước dành cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn hạn hẹp. Doanh nghiệp không được tham gia vào quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Khoa học công nghệ được ứng dụng tại các bệnh viện nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân |
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học công nghệ có 22.500 thông tin về nguồn cung công nghệ; 365.000 thông tin về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ 16% doanh nghiệp coi các viện nghiên cứu, đại học ở Việt Nam là nguồn cung hàng hóa này. Theo Tổng cục Thống kê, 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc nước ngoài. Tổng chi phí mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp cả nước năm 2020 là 40 tỷ USD, tăng 1,5 lần năm 2016. Cả nước có 800 tổ chức trung gian hoạt động trong thị trường khoa học công nghệ.
Vì sợ rủi ro nên chưa nhiều nhà khoa học chọn phương án tự khởi nghiệp, còn doanh nghiệp thì chưa dám đầu tư kinh phí, chủ động đặt hàng nhà khoa học giải quyết vấn đề cụ thể.
Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ ba, một lần nữa lại xới lên những vấn đề đang bị xem là “rào cản” đối với các nhà khoa học nói chung và nữ khoa học nói riêng.
Việt Nam có nhiều chính sách phát triển đội ngũ nhà khoa học nữ |
Hội nghị được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa, đường Nguyễn Trác, phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội. Tham dự Hội nghị có khoảng 300 đại biểu gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo các Bộ, ngành TW; Lãnh đạo Trường Đại học Phenikaa; đại biểu nữ trí thức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Nữ trí thức đạt giải Kovalevskaia, Giải thưởng Kova và Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam; Nữ khoa học trẻ tiêu biểu được tặng Bằng khen; Các đại biểu là Ủy viên BTV, BCH Hội Nữ trí thức Việt Nam khóa III cùng cán bộ, hội viên Hội Nữ trí thức các Hội, Chi hội và đơn vị trực thuộc.
Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, Ban Tổ chức sẽ tổ chức 3 Hội thảo chuyên đề gồm: (1) Chuyên đề về khoa học xã hội, nhân văn (2) Chuyên đề về kinh tế, môi trường, nông nghiệp, chăn nuôi (3) chuyên đề về y dược, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và Hội nghị phiên tổng thể trình bầy 05 báo cáo khoa học; trao tặng Bằng khen cho nữ khoa học trẻ tiêu biểu có nhiều đóng góp cho xã hội, cộng đồng và Hội Nữ trí thức Việt Nam.
PGS TS.BS Trần kHánh Vân-Trưởng Bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-Protein, Trường Đại học Y Hà Nội là nhà khoa học nữ trẻ tuổi nhất nhận Giải thưởng Kovalevskaia (năm 2017) |
Đây là hoạt động có ý nghĩa, nhằm kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để tăng cường ứng dụng kết quả khoa học, công nghệ vào thực tiễn. Cũng là dịp động viên, tôn vinh nữ khoa học trẻ, tạo động lực thúc đẩy các nhà khoa học nữ nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Trao bằng khen cho các nữ khoa học tại Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ hai, năm 2020 |
Báo cáo Khoa học viết cho Hội nghị theo chủ đề Ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.(Font chữ time new roman, cỡ chữ 14, không quá 6 trang 44), gửi về Ban tổ chức (TS. Nguyễn Hồng Minh. Đt: 0919.341.956 email:minh.nguyenhong@phenikaa-uni.edu.vn
Cc email: hoinutrithucvietnamnk3@gmail.com)
Thời gian gửi Báo cáo trước ngày 10/10/2023.
UNESCO tôn vinh nữ khoa học trẻ Việt Nam Hồ Thị Thanh Vân
Đây là giải thưởng danh giá nằm trong khuôn khổ chương trình Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học, do Quỹ L’Oréal và UNESCO khởi xướng.