Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung một ngày nghỉ lễ dịp 2/9

Thường vụ Quốc hội đã chốt bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ vào dịp Quốc khánh (2.9) thay vì ngày gia đình Việt Nam (28.6) như đề xuất trước đó.

Vào ngày 20/11 Quốc hội sẽ chính thức biểu quyết thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi). Trước đó, Đại biểu Quốc hội đã đưa ra ý kiến về việc đề xuất thêm ngày nghỉ lễ là ngày Gia đình Việt Nam và giảm giờ làm việc. Vấn đề này được đại đa số người dân quan tâm.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đã có buổi trao đổi hành lang bên lề Quốc hội vào sáng ngày 19/11. Ông Lợi cho biết, Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội đã thống nhất bổ sung ngày nghỉ lễ vào dịp Quốc khánh 2/9, không chọn phương án ngày 28/6 như trước đó. Quy định này được ghi vào trong luật.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Như vậy, dịp Quốc khánh hàng năm, người lao động sẽ có 2 ngày nghỉ là ngày 2/9 và ngày liền trước hoặc sau 2/9.

Theo ông Lợi, việc chọn thêm ngày dịp 2/9 vừa đảm bảo là ngày ngày Độc lập, ngày Bác Hồ khai sinh ra đất nước Việt Nam vừa là ngày học sinh sắp bước vào năm học mới, các bậc phụ huynh sẽ có thêm ngày chuẩn bị việc học cho con.

Thường vụ Quốc hội đã chốt bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ vào dịp Quốc khánh (2.9), thay vì ngày gia đình Việt Nam (28.6) như đề xuất trước đó. “Cái quan trọng là ý nghĩa ngày tết độc lập nó cao hơn ý nghĩa giá trị của ngày gia đình Việt Nam và bản thân ý nghĩa của ngày tết độc lập cũng thể hiện được ngày gia đình Việt Nam”, ông Lợi nói thêm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung một ngày nghỉ lễ dịp 2/9

Về vấn đề giờ làm việc, ông Lợi cho biết Quốc hội giao Chính phủ xem xét các điều kiện kinh tế - xã hội để quyết định. Nhà nước khuyến khích chủ lao động và người sử dụng lao động thương lượng để giảm giờ làm việc từ 44 giờ xuống 40 giờ/tuần.

Ông Lợi nói: “Việc này là hoàn toàn có thể. Đây là quy định mở, vì thế nếu người lao động có mong muốn cũng không nhất thiết phải ép doanh nghiệp giảm giờ làm”.

Theo tính toán nếu giảm giờ làm thì tổng thời gian giảm là 208 giờ/năm (8,4%). Việc này sẽ khiến tổng chi phí lao động tăng lên khoảng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm khoảng 0,5%. 

Theo Chính phủ, đây là vấn đề lớn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, sức tăng trưởng, nến kinh tế vì vậy cần xem xét cẩn thận.

Như vậy tạm thời sẽ giữ nguyên giờ làm như quy định hiện hành. Đề nghị bổ sung, quy định rõ trong luật là khuyến khích doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần, có kế hoạch điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp.

Thanh Mai

Hà Nội: phát hiện thêm 3 chị em bị tử vong vì vi khuẩn Whitmore

Hà Nội: phát hiện thêm 3 chị em bị tử vong vì vi khuẩn Whitmore

Theo chia sẻ của gia đình các cháu bé, trong vòng 8 tháng, 3 cháu đã qua đời và đều có những biểu hiện giống nhau.