Vào bếp với món bánh cuốn Tây Sơn dân dã, đặc trưng của vùng đất Bình Định

Món bánh cuốn Tây Sơn không chỉ ngon mà nó còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cùng nấu món ăn này cho gia đình của mình.
Bánh cuốn Tây Sơn. Ảnh: Hoàng Toàn
Bánh cuốn Tây Sơn. Ảnh: Hoàng Toàn

Nguyên liệu làm bánh cuốn Tây Sơn

300gr thịt ba chỉ, 200gr chả ram, 150gr chả lụa, 150gr nem nướng, 100gr đậu hũ trắng, 100gr giá đỗ, 5 quả trứng gà, 50gr đậu phộng, 200 gr bánh tráng gạo hoặc bánh tráng mè, tỏi,ớt, chanh, dưa leo, rau sống ăn kèm ( Tùy ý như xà lách).

Cách chế biến món bánh cuốn Tây Sơn

Bước 1: Ướp và nướng thịt

Đầu tiên, bạn cần rửa thịt ba chỉ với nước muối loãng cho sạch và rửa lại bằng nước sạch rồi để cho ráo nước.

Sau đó, bạn cần thái thịt thành những miếng nhỏ, vừa ăn và ướp với các gia vị như sau: 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường. Bạn sẽ ướp thịt trong 30 phút để thịt ngấm đều gia vị.

Sau khi ướp thịt xong, bạn có thể đem đi nướng ở bếp than hoặc bếp điện đều được. Nhớ lật liên tục để thịt không bị cháy và đợi đến khi thịt có màu nâu đỏ đều hai bên là thịt đã chín.

Lưu ý: Thịt ba chỉ chần sơ với nước sôi có pha một ít rượu trắng. Thịt chần sơ với gừng hoặc hành tím đập dập. Khi nướng thịt bằng bếp than thì phải đợi than hồng mới cho thịt lên nướng vì khói than không tốt cho sức khỏe. Khi nướng thịt bằng vỉ nướng, bạn nên quét một ít dầu ăn để thịt không bị dính vào vỉ nướng

Bước 2: Luộc trứng

Đem 5 quả trứng đi luộc và khi trứng chín thì bạn nên ngâm vào nước lạnh để bóc vỏ trứng dễ dàng hơn.

Sau khi bóc vỏ, bạn nên cắt trứng làm 2 phần bằng nhau.

Bước 3: Rán đậu

Đầu tiên, bạn hãy cắt đậu thành những miếng nhỏ, vừa ăn rồi đem đi chiên rán, cho đến khi đậu vàng đều là được.

Đợi dầu vừa sôi thì bạn thả đậu vào nhé vì đậu sẽ bị dính chảo nếu dầu chưa sôi. Bạn nên tắt bếp, nghiêng dầu ăn về một bên và đợi chảo nguội nếu đậu hũ bị dính chảo vì cách này giúp đậu tự bong ra.

Bước 4: Rửa các loại rau sống

Đem tất cả các loại rau sống như xà lách, rau thơm, giá đỗ và dưa leo đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng rồi để cho ráo nước.

Sau đó, cắt dưa leo thành những miếng dài hoặc lát mỏng để cuốn dễ dàng hơn.

Bước 5: Làm nước chấm

Đầu tiên, bạn cần rang lạc cho chín vàng và mang đậu phộng đi xay cho nhuyễn.

Sau đó, pha nước chấm theo công thức sau: 1.5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường, tỏi ớt băm. Cuối cùng, bạn cho đậu phộng đã xay vào nước chấm và đảo đều là xong.

Các nguyên liệu thành phẩm bánh cuốn Tây Sơn. Ảnh: Hoàng Toàn
Các nguyên liệu thành phẩm bánh cuốn Tây Sơn. Ảnh: Hoàng Toàn

Bước 6: Cuốn bánh

Bạn xoa một ít nước vào bánh tráng để bánh tráng mềm hơn. Sau đó, bạn sẽ đặt bánh tráng lên thớt hoặc mẹt rồi tiến hành cho các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm: Thịt nướng, trứng luộc, dưa leo, chả ram, chả lụa, giá đỗ, đậu rán ( hoặc đậu hũ ky đều được) rồi cuộn tròn chúng lại cho thật chặt 

Thành phẩm

Món bánh cuốn Tây Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa các nguyên liệu cùng với nước chấm đậu phộng thơm béo. Bạn có thể cảm nhận hương vị thơm lừng của thịt nướng, mùi thơm từ các loại rau sống, vị dẻo từ bánh tráng,...Đây là một hương vị đặc trưng cho vùng đất Bình Định mà bạn không thể bỏ qua.

Hoàng Toàn (Tổng Hợp)

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và 2D&ONE

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và 2D&ONE

Sự kiện thúc đẩy và nâng cao nhận thức về giá trị ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước.