Vì sao châu Á kém xa Mỹ và châu Âu trong việc tiêm chủng vaccine COVID-19?

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương rơi vào cảnh lúng túng trong công cuộc triển khai và phân phối vaccine khi số ca nhiễm mới COVID-19 liên tục gia tăng tại nhiều quốc gia ghi nhận tốc độ lây lan kỷ lục.

Benjamin Cowling, giáo sư tại khoa Y tế Cộng đồng Đại học Hồng Kông cho biết nhiều chính phủ các nước Châu Á gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vaccine.

Bên cạnh đó, thành công ban đầu trong xử lý lây lan dịch bệnh đã khiến nhiều nơi lơ là trong việc triển khai tiêm chủng.

106891598-1622705408617-gettyimages-1233146289-afp_9aw8yy.jpeg
Một bác sĩ đi ngang qua biểu ngữ thông báo về một đợt tiêm chủng COVID-19 ở Hyderabad, Ấn Độ vào ngày 28/5. Ảnh: AFP

Ông chỉ ra: “Năm ngoái, phần lớn khu vực Châu Á đã kiểm soát được phần nào đại dịch với số ca mắc mới thấp thậm chí là không có ca nào dẫn đến nhiều quốc gia không vội vàng trong vấn đề vaccine. Do đó, sự trì hoãn trở thành một vấn đề lớn”.

Tuy nhiên hiện tại Châu Á hiện đang trải qua một đợt gia tăng làn sóng COVID-19 mới.

Tại Ấn Độ, Nepal, Malaysia, Nhật Bản hay Đài Loan ghi nhận ca nhiễm trong ngày kỷ lục trong tháng vừa qua, buộc lực lượng chức năng lần nữa ban bố những lệnh hạn chế mới nhằm giảm số ca mắc.

Tình hình tiêm chủng tại Châu Á

Theo dữ liệu phân tích của CNBC dựa trên số liệu trang Our World ngày 1/6, các quốc gia tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã tiêm 23,8 liều vaccine COVID-19/100 người.

Con số này kém xa so với Bắc Mỹ là 61,4 liều / 100 người và Châu Âu 48,5 liều / 100 người. Châu Phi là khu vực có tốc độ tiêm chủng chậm nhất với chỉ 2,5 liều / 100 người.

106891604-1622707471837-covid_vaxx_by_region.png

Các nhà kinh tế tại ngân hàng Pháp Natixis đã theo dõi nguồn cung cấp vaccine và tiến độ tiêm chủng trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương.

Họ cho biết vào tháng trước rằng mặc dù thiếu hụt nguồn cung là yếu tố chính khiến khu vực này chậm tiêm vaccine. 

Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Phillipines và Việt Nam là những quốc gia gặp phải tình trạng trên và chưa đạt được đủ số lượng vaccine có thể tiến hành tiêm chủng diện rộng. Phía Natixis chỉ ra: “Sự nghi ngờ đối với hiệu quả của vaccine là nguyên nhân gián đoạn tiêm chủng toàn cầu và đặc biệt xảy ra tại Châu Á, nơi các quốc gia có khả năng khống chế dịch bệnh và không cảm thấy phân bổ vaccine là vấn đề cấp bách”.

Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Mông Cổ và Singapore đang dẫn đầu với tổng số lần tiêm chủng khoảng 97 và 69/100 người, theo Our World in Data.

Một số quốc gia mới nổi chưa phổ cập tiêm chủng ví dụ như Việt Nam và Afghanistan.

106891606-1622707619635-covid_vaxx_apac_map.png

Những trường hợp còn yếu kém trong tiếp cận vaccine phụ thuộc nhiều vào sáng kiến COVAX nhằm phân phối và mở rộng tiêm chủng công bằng trên thế giới, theo báo cáo của công ty nghiên cứu Fitch Solutions.

Nhưng nguồn cung COVAX cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine.

Đây là quốc gia sản xuất vaccine lớn trong khu vực cũng như thế giới.

Fitch Solutions cảnh báo, nếu xuất khẩu của Ấn Độ không sớm khôi phục, tiến trình tiêm chủng tại các nền kinh tế kém phát triển tiếp tục bị ngưng trệ.

Phục hồi tại Châu Á so với phương Tây

Dựa trên tỷ lệ tiêm chủng hiện tại, các nhà kinh tế của Natixis dự đoán rằng chỉ có Singapore và Trung Quốc sẽ có thể tiêm chủng cho 70% dân số các quốc gia tương ứng trong năm nay - một mốc thời gian tương tự như Mỹ và Anh.

Đây là ngưỡng mà các chuyên gia y tế đánh giá đạt “miễn dịch cộng đồng” (tức là virus không còn khả năng lây nhiễm nhanh chóng bởi con người đã miễn dịch sau tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh).

Các nhà kinh tế cho biết các nền kinh tế châu Á vẫn đang vật lộn để có được nguồn cung cấp vaccine có thể không đạt đến ngưỡng đó cho đến năm 2025 hoặc xa hơn.

106891607-1622707730117-covid_vaxx_apac_vs_world.png

Các nhà kinh tế của Natixis cho biết, tiến độ tiêm chủng chậm sẽ ảnh hưởng đến một số nền kinh tế châu Á hơn những nền kinh tế khác. 

Họ cho biết Philippines, Thái Lan và Malaysia có nhu cầu cấp bách lớn nhất đối với việc tiêm phòng vì việc xử lý châm trong đại dịch  có thể sẽ ảnh hưởng đến mức độ kinh tế rất lớn đối với các hoạt động du lịch.

Natixis nhận định: “Tóm lại, Châu Á đã trưởng thành trong công cuộc phòng chống đại dịch” nhưng việc tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển giữa các quốc gia sẽ duy trì khoảng cách với các nước phương Tây.

Đơn vị này nhấn mạnh: “Tái mở cửa các nước phương Tây giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, đặc biệt là Hoa Kỳ và hiện tăng cường tại Châu Âu khiến các nước Châu Á trở nên mong manh hơn trên con đường phục hồi và có ít lựa chọn đầu tư hơn trong khu vực”.

Tình hình COVID-19 trên thế giới.

GIA HÂN