Thường các công nương, công chúa Hoàng gia Anh phải che mạng khi tham gia tang lễ. Dù là dạng khăn dài hay ngắn, mạng che mặt được các thành viên nữ hoàng gia xem như "khăn tang".
Món đồ này phổ biến từ thời Nữ hoàng Victoria (tại vị 1837-1901). Nữ hoàng đã luôn đeo khăn che mặt sau khi chồng, Hoàng thân Albert, qua đời. Nhưng trên thực tế, phong tục có thể được bắt nguồn từ rất lâu trước đó, theo nhà sử học hoàng gia Jessica Storoschuk.
"Truyền thống về mạng che mặt có từ vài thế kỷ trước và bắt nguồn từ y phục tu viện. Mảnh vải này thường được coi là 'áo giáp' và sẽ che chắn nỗi đau của các thành viên hoàng gia trước công chúng", Storoschuk cho biết.
Công nương xứ Wales Kate Middleton. Ảnh: AFP. |
Theo Storoschuk, "độ dài và kiểu dáng của mạng che mặt đã thay đổi" trong những năm qua, và những tấm màn che hiện đại "thường ngắn hơn và được làm bằng chất liệu trong suốt". Tuy nhiên ý nghĩa của nó vẫn là giúp người đeo che giấu khuôn mặt, giữ sự riêng tư cho những người đang buồn hoặc đang khóc.
Đối với những nhân vật nổi tiếng như hoàng gia, khăn tang cũng giúp che chắn cảm xúc trước ống kính của các nhiếp ảnh gia.
Ngoài mạng che mặt, các thành viên nữ của Hoàng gia Anh còn thường đeo những món trang sức có ý nghĩa trong tang lễ.
Tại lễ tôn vinh cố nữ hoàng ở Westminster Hall hôm 14/9, Meghan Markle đã đeo chiếc ghim cài áo có đính ngọc trai và kim cương mà cố Nữ hoàng Elizabeth II đã tặng cho cô trong lễ đính hôn năm 2018. Công nương Kate dùng một chiếc ghim cài áo lớn có đính ba viên ngọc trai, món trang sức từng thuộc về cố nữ hoàng. Hoàng hậu Camilla cũng sử dụng một đồ trang sức được ban tặng để tôn vinh cố nữ hoàng.
Chứng khoán thế giới 'nhích' nhẹ trước một loạt dữ liệu kinh tế mới
Hợp đồng tương lai của cổ phiếu Mỹ cao hơn vào tối thứ Tư khi các nhà đầu tư xem xét một số báo cáo kinh tế dự kiến công bố vào buổi sáng.