Vì sao COVID-19 sẽ không biến mất và con người phải sống chung với nó?

Rất nhiều người hy vọng rằng coronavirus sẽ biến mất nhanh chóng như cách nó đã từng xuất hiện. Tuy nhiên, với nhiều nhà virus học, họ cho rằng virus này sẽ trở thành một dạng đặc hữu và điều đó có nghĩa lày chúng ta sẽ phải sống chung với nó.

Thế nào là bệnh “đặc hữu”?

Một căn bệnh nếu xảy ra thường xuyên ở một số vùng nhất định thì nó được gọi là bệnh dịch. Và một khi phát triển thành dịch, số lượng người mắc bệnh sẽ tương đối ổn định theo thời gian.

file-20200414-117562-c4nhp5.jpg
Vì sao COVID-19 sẽ không biến mất và con người phải sống chung với nó?

Một ví dụ điển hình là bệnh sốt rét, hàng năm ảnh hưởng đến 300 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh xuất hiện ở vùng nhiệt đới.

Ngay từ tháng 5/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán rằng, coronavirus có thể trở thành một loại virus đặc hữu. Các biến thể Delta và Omicron cho thấy virus gây nên bệnh COVID-19 này đang biến đổi liên tục để thích nghi, giống như bệnh cúm.

Một bệnh dịch đặc hữu có nghĩa là virus đã tồn tại trên thế giới và chúng ta phải học cách sống chung với nó ở một số vùng nhất định trên thế giới. Nó sẽ không biến mất.

Sự lây lan của một căn bệnh được gọi là dịch khi nó xảy ra với tần suất bất thường ở một vùng nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi số trường hợp mắc bệnh trong khu vực cụ thể đó tăng cao hơn mức dự kiến ​​(đặc hữu) thì nó được gọi là dịch. Khi tỷ lệ mắc bệnh được bản địa hóa – tức chỉ xảy ra ở một khu vực địa lý nhất định - nó thường được coi là một đợt bùng phát dịch.

Ví dụ, một vụ dịch xảy ra khi độc lực của một mầm bệnh cụ thể thay đổi tạo ra một loại virus đột biến và dễ lây lan hơn.

Dịch cũng có thể xảy ra khi bệnh mới du nhập vào một khu vực nào đó và điều kiện tiên quyết là bệnh có thể lây từ người sang người.

Ví dụ như bệnh đậu mùa, nó được du nhập vào châu Mỹ thông qua sự xuất hiện của người châu Âu từ đầu thế kỷ 16. Do đó, người dân bản địa, những người chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh trước đó, bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hệ thống miễn dịch chưa từng tiếp xúc với loại virus này.

Các dự báo riêng lẻ cho thấy, có tới 90% dân số bản địa của châu Mỹ là nạn nhân của bệnh đậu mùa.

Khi nào dịch bệnh phát triển thành “đại dịch”?

Nếu một căn bệnh lây lan khắp các quốc gia và châu lục, các chuyên gia sẽ coi nó như một đại dịch.

Điều này có nghĩa là việc kiểm soát thành công căn bệnh này là ưu tiên đầu tiên. Điều này phụ thuộc vào sự hợp tác giữa y tế giữa các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng, điều này không có nghĩa là căn bệnh trên phải đặc biệt nguy hiểm hoặc gây chết người.

52922139_303.jpg
Các nhà khoa học cho rằng virus gây ra dịch COVID-19 sẽ biến thành dạng đặc hữu trong tương lai.

Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các đại dịch thường do mầm bệnh hoặc các loại virus mới xuất hiện gây ra. Ví dụ, đây có thể là bệnh truyền nhiễm từ động vật lây truyền từ động vật sang người.

Nếu một căn bệnh mới xảy ra với con người, sẽ có rất ít người được miễn dịch với virus. Thuốc chủng ngừa cũng không có sẵn trong trường hợp này và đó là lý do dẫn đến rất nhiều người bị nhiễm bệnh.

Mức độ nguy hiểm hoặc gây tử vong của căn bệnh này phụ thuộc vào loại virus cụ thể và sức khỏe của từng người.

Ngay cả khi, tính theo tỷ lệ phần trăm, một căn bệnh là vô hại trong hầu hết các trường hợp, thì số lượng tuyệt đối các ca bệnh nghiêm trọng trong một trận đại dịch có thể rất cao.

Một căn bệnh điển hình liên tục được giả định tỷ lệ đại dịch là bệnh cúm. Đại dịch cúm năm 1918, còn được gọi là cúm Tây Ban Nha, đã giết chết 25 triệu đến 50 triệu người, con số này nhiều hơn số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cúm lợn cũng gây ra đại dịch vào năm 2009.

Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, các khu vực biệt lập riêng lẻ có thể được tránh khỏi dịch bệnh, ví dụ như các khu vực đảo hoặc núi. Nhưng ngày nay, việc đi lại bằng đường hàng không đã tạo điều kiện cho sự lây lan của đại dịch.

Hiểu nghĩa từ “dịch” thế nào cho chính xác?

Thuật ngữ dịch bệnh và đại dịch thường dùng để chỉ các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vì nó truyền tải nhu cầu hành động khẩn cấp, các bệnh không lây nhiễm hoặc các thói quen không lành mạnh đôi khi cũng được coi là bệnh dịch.

Nói một cách chính xác, những công thức đó về cơ bản là ẩn dụ, ví dụ như “dịch bệnh tiểu đường" hoặc "dịch thuốc phiện" cũng có thể coi là đại dịch.

Thuật ngữ này thậm chí còn được sử dụng để mô tả sự gia tăng của các hành vi phạm tội trong xã hội với việc các phương tiện truyền thông đề cập đến một "nạn dịch hiếp dâm". Tuy nhiên, một số lưu ý rằng việc sử dụng sai từ này làm mất đi trách nhiệm của các thủ phạm.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương