Vì sao tốt nghiệp lại hay mặc áo thụng?

Các loại áo tốt nghiệp tuy có sự tương đồng về ý nghĩa nhưng lại những nguồn gốc khác nhau.

Lễ tốt nghiệp là một trong những bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi con người. Bất cứ sinh viên đại học nào cũng mong muốn được khoác lên mình bộ lễ phục cử nhân danh giá và đầy ý nghĩa.

Áo tốt nghiệp cử nhân của các tân sinh viên tốt nghiệp đại học có kiểu dáng thụng và dày. Kiểu áo này ra đời vào khoảng thế kỷ 12 từ Anh Quốc, lấy cảm hứng từ trang phục của giới thầy tu đạo công giáo La Mã. Áo được thiết kế rất dày và nặng do bên Châu Âu thời tiết rất lạnh lẽo. Lúc này cũng chưa có máy sưởi nên đó các thầy phải mặc áo choàng (gown, còn gọi là “cappa clausa”) rất dầy và nặng nề, và phải đeo cả cái hood, tức tấm vải đeo sau lưng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mỗi cấp bậc khác nhau thì sẽ có những màu sắc khác nhau đại diện cho từng cấp bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Mỗi màu sắc cũng thể hiện một nghành khác nhau như màu vàng là nông nghiệp, màu tím là luạt, màu đỏ thẫm là báo chí....

Một bộ áo tốt nghiệp đầy đủ sẽ bao gồm áo choàng thụng, mũ và túi càn khôn. Chiếc mũ của bộ lễ phục cho các tân cử nhân có hình vuông, tượng trưng cho những cuốn sách tri thức. Phần túi thường được thiết kế cách điệu, màu sắc thường sẽ tượng trưng cho chuyên ngành mà sinh viên theo học.

Áo cho bậc tiến sĩ cũng tương tự áo dành cho cử nhân và thạc sĩ. Giống như áo thạc sĩ, áo tiến sĩ cũng được để hở. Áo tiến sĩ được thiết kế có những tấm vải nhung đen, to bản rủ xuống phía trước, cùng với đó là 3 vạch vải nhung ở 2 bên cánh tay áo hình chuông.

Với các khoa cấp bằng tiến sĩ khác nhau sẽ quy bình đường viền vải nhung quanh tay áo là màu gì. Lễ phục áo tiến sĩ thường tốn khá nhiều vải để may do có rất nhiều xếp ly được may ở phần ngực áo, phía sau lưng và ở phần cầu vai

Để đảm bảo cho buổi lễ tốt nghiệp diễn ra thật trọn vẹn, có một vài quy định màu áo cử nhân và cách mặc trang phục dành cho sinh viên tốt nghiệp như sau mà các sinh viên cần phải lưu ý:

Thanh Mai

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới?

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như chênh lệch giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác thời gian qua là phù hợp.