Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Mạng lưới các Nhà khoa học nữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2024

GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam tham dự Hội nghị Mạng lưới các Nhà khoa học nữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Chiều nay (29/6), GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tham luận về vấn đề dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại Hội nghị Mạng lưới các Nhà khoa học nữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Hội nghị tập trung thảo  luận 5 vấn đề trọng tâm
Hội nghị tập trung thảo  luận 5 vấn đề trọng tâm

Hội nghị Mạng lưới các Nhà khoa học nữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Mông Cổ từ ngày 29/6 đến 1/7/2023 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ 13 quốc gia. Đoàn Việt Nam gồm 6 thành viên, do GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam làm trưởng đoàn.

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị ( từ phải: NSND Lệ Ngọc; NSND Tâm Chính; bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại, Hội Nữ trí thức Việt Nam; GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; TS Phạm Thị Mỵ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam và bà Thu Thủy)
Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị ( từ phải: NSND Lệ Ngọc; NSND Tâm Chính; bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại, Hội Nữ trí thức Việt Nam; GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; TS Phạm Thị Mỵ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam và bà Thu Thủy)

5 vấn đề trọng tâm được đặt ra thảo luận tại Hội nghị lần này là: Giáo dục và khoa học, môi trường, xã hội và kinh tế; kỹ thuật ; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm . Các diễn giả là những gương mặt nổi bật trong giới khoa học nữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, như: Tiến sĩ Jung Sun Kim, Chủ tịch Mạng lưới  các nhà khoa học nữ quốc tế (INWES);Tiến sĩ Undram Chinbat, thành viên Hội đồng quản trị INWES; kỹ sư, doanh nhân Kanga Marlene Kanga AO FTSE, một nhà lãnh đạo toàn cầu và là hình mẫu cho phụ nữ cũng như cho các tổ chức chuyên nghiệp; Tiến sĩYanJinsuren Sodnomdorj .v.v.

Bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại, Hội Nữ trí thức Việt Nam (phải) trò chuyện với các đại biểu bên lề Hội nghị
Bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại, Hội Nữ trí thức Việt Nam (phải) trò chuyện với các đại biểu bên lề Hội nghị

GS.TS Lê Thị Hợp đại diện cho đoàn Việt Nam tham luận về  vấn đề dinh dưỡng và an toàn thực phẩm .Nguyên là Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, GS.TS Lê Thị Hợp dành tâm huyết cho các nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của mọi người về dinh dưỡng hợp lý, tiến tới thay đổi hành vi, thực hành dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh. Trong bài tham luận của mình tại Hội nghị lần này, GS.TS Lê Thị Hợp chọn mốc thời gian sau đại dịch Covid 19 để đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến giải nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em; tình trạng thấp còi, nhu cầu cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng trên toàn thế giới…

GS.TS Lê Thị Hợp tham luận tại Hội nghị
GS.TS Lê Thị Hợp tham luận tại Hội nghị

Ngày mai (30/6), bà Nguyễn Thị Hồi, Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại, Hội Nữ Trí thức Việt Nam sẽ báo cáo trước Hội nghị hoạt động của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong năm 2022. Việt Nam sẽ nhận quyền đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên năm 2024. Hình ảnh đất nước,con người Việt Nam-địa điểm tổ chức Hội nghị vào năm 2024 sẽ được Ban tổ chức giới thiệu tại Hội nghị thông qua video được phía đoàn Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong khuôn khổ của Hội nghị, tối nay, đoàn Việt Nam sẽ tham gia buổi giao lưu với tiết mục trình diễn áo dài và nón lá.

Đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu quốc tế
Đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu quốc tế
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm
NSND Lệ Ngọc và TS Phạm Thị Mỵ giao lưu với các đại biểu
NSND Lệ Ngọc và TS Phạm Thị Mỵ giao lưu với các đại biểu
NSND Lệ Ngọc (phải) và các đại biểu quốc tế
NSND Lệ Ngọc (phải) và các đại biểu quốc tế
Các nhà khoa học nữ tham dự Hội nghị
Các nhà khoa học nữ tham dự Hội nghị
Các thành viên của đoàn đại biểu Việt Nam
Các thành viên của đoàn đại biểu Việt Nam

PV

Cần có cơ chế ưu tiên cho nữ trí thức tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học

Cần có cơ chế ưu tiên cho nữ trí thức tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học

Cần tăng cường giao các đề tài, dự án cho các nhà khoa học nữ để sử dụng tài năng của họ một cách tối đa.