Với những người đang cần tiết kiệm thì đây là phương pháp hữu hiệu nhất, khiến bạn “muốn tiêu hoang cũng không thể”

Năm nay quyết tâm quản lý chi tiêu thành công suốt 12 tháng, không tháng nào “xé nháp”, bạn dám không?

Phải quản lý chi tiêu thành công, mới có thể tiết kiệm và thoát nghèo được là điều mà phần lớn chúng ta đều đã biết. Vật cản duy nhất luôn chỉ nằm ở bước thực hành: Tháng nào nhận lương xong cũng cũng tự nhủ "tháng này quyết tâm không tiêu vượt ngân sách" nhưng rồi, đến giữa tháng lại ngậm ngùi "thôi tháng sau làm lại"?

Nếu bạn cũng đang ở trong tình trạng "xé nháp" hàng tháng như thế suốt cả năm qua, hãy thử tham khảo cách quản lý chi tiêu dưới đây xem tình hình có khả quan hơn chút nào hay không.

Quản lý chi tiêu bằng tiền mặt, bút và sổ

Tiền mặt chính là chìa khóa của cách quản lý chi tiêu này. Thay vì để toàn bộ thu nhập trong tài khoản, bạn cần rút hết ra bằng tiền mặt ngay sau khi nghe hai tiếng "ting ting". Bước tiếp theo là đi tìm một quyển sổ và một chiếc bút, để bắt tay vào công cuộc phân bổ, quản lý chi tiêu.

Bạn hãy ghi các khoản cần chi trong tháng vào từng trang trong sổ, rồi kẹp số tiền tương ứng vào đó, thế là xong!

                Bạn có thể mua những cuốn sổ có đính kèm túi zip đựng tiền như thế này (Nguồn: @quynh.socola)
  Bạn có thể mua những cuốn sổ có đính kèm túi zip đựng tiền như thế này (Nguồn: @quynh.socola)

Bạn có thể mua những cuốn sổ có đính kèm túi zip đựng tiền như thế này (Nguồn: @quynh.socola)

Hoặc tự chế một cuốn sổ có ngăn đựng tiền như cô bạn TikToker này (Nguồn: @nghiem_ha)
Hoặc tự chế một cuốn sổ có ngăn đựng tiền như cô bạn TikToker này (Nguồn: @nghiem_ha)

Nếu bạn chưa biết phân bổ thu nhập hàng tháng của mình như thế nào cho hợp lý, có thể tham khảo cách phân bổ dưới đây.

1. Các khoản chi cố định: Bao gồm tiền thuê nhà cùng tiền dịch vụ (chỉ nên chiếm tối đa 30% thu nhập tháng), tiền ăn, tiền di chuyển (xăng xe, mua vé xe bus), tiền điện thoại.

2. Tiết kiệm: 20% thu nhập hàng tháng.

3. Tiền trải nghiệm: 5-10% thu nhập tháng để.

4. Tiền mua sắm (quần áo, mỹ phẩm): Chính là khoản tiền còn lại sau khi trừ đi 3 khoản tiền phía trước.

Vì sao nên cân nhắc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt, bút và sổ?

Chúng ta đang sống trong một thế giới "không tiền mặt". Ngay cả cô bán xôi, bán ngô buổi sáng cũng đã chuẩn bị sẵn mã QR cho chúng ta tiện chuyển khoản 10-15k tiền đồ ăn sáng. Vậy mà lại gợi ý quản lý chi tiêu bằng tiền mặt, có phải là đang đi lùi với sự tiến bộ của nhân loại không?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Câu trả lời là không! Vì 2 lý do vô cùng thực tế, dễ hiểu dưới đây.

1 - "Cầm tiền mặt trong tay" là cách hiệu quả nhất để chúng ta không "ảo tưởng" về số tiền mình được phép tiêu

Giả sử bạn có 2 triệu tiền ăn cho cả tháng và bạn để 2 triệu này trong tài khoản cùng với tiền đi lại, tiền mua sắm và rất nhiều khoản tiền khác. Nhìn vào số dư trong tài khoản khi ấy, bạn sẽ dễ có cảm giác "ôi mình vẫn đang còn đầy tiền, một bữa lẩu 400-500k chẳng thấm vào đâu", đúng không?

Trong trường hợp bạn đã rút 2 triệu tiền ăn ra bằng tiền mặt, và kẹp nó trong sổ chi tiêu hàng tháng, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy bữa lẩu 400-500k là không hợp lý chút nào vì nó bằng 1/4 tiền ăn cả tháng của mình mất rồi còn đâu.

2 - Nếu chẳng may có bị hack tài khoản, cũng chẳng lo mất hết

Rủi ro khi để tiền trong tài khoản chính là chúng có thể "vỗ cánh" bất cứ lúc nào, không phải vì ảo tưởng "mình đang có đầy tiền", thì cũng là vì… bị hack mất. Dù không phải ai cũng đen đủi đến mức bị lừa hoặc bị hack mất hết cả tiền, nhưng cũng đừng quên có không ít người đã phải "nuốt trái đắng" vì tiền bay sạch sau khi click vào 1 đường link.

Tỉnh táo và lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra với khoản tiền của mình không bao giờ là thừa. Chưa kể, không để tiền trong tài khoản, chúng ta còn dễ dàng nói lời từ chối khi bị những người chẳng thân lắm, inbox vay tiền. Cứ gửi ảnh chụp màn hình số dư nghèo nàn gửi cho họ, chắc chắn chẳng ai trách bạn vì lỡ từ chối yêu cầu "vay nóng" đâu.

Một lưu ý quan trọng khi quản lý chi tiêu bằng tiền mặt: Phải để cuốn sổ chi tiêu đựng tiền này trong ngăn tủ có khóa. Trong trường hợp bạn đang đi thuê nhà (một mình hoặc cùng với bạn), đừng quên khóa cửa phòng mỗi khi ra ngoài. Cẩn thận vẫn cứ là hơn, kẻo đến khi mất tiền lại sứt mẻ tình cảm với bạn trọ hoặc khu trọ. Đơn giản thế thôi!

Ngọc Linh

 Ngoài chi tiêu vô tội vạ, còn một 'thủ phạm vô hình' khác khiến chúng ta ngày càng nghèo đi

Ngoài chi tiêu vô tội vạ, còn một "thủ phạm vô hình" khác khiến chúng ta ngày càng nghèo đi

Bạn đã từng nghe hoặc tìm hiểu về khái niệm lạm phát lối sống chưa?

Đọc nhiều nhất