Tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, một bệnh nhân nhiễm Covid-19 xuất hiện cục máu đông dưới da, đây là một hiện tượng bất thường chưa có lời giải đáp.
Sau khi nhận thấy tình hình của bệnh nhân chuyển biến xấu, huyết áp giảm, bác sĩ Kathryn Hibbert đã cố gắng tiêm truyền tĩnh mạch ở cổ tay người bệnh, song một cục máu đông làm tắc nghẽn ống tiêm. Dù đã đổi cây kim mới nhưng tình trạng này vẫn xảy ra. "Đây là hiện tượng hiếm gặp, càng hy hữu hơn khi nó xảy ra tới hai lần", bà Kathryn Hibbert nói.
Theo bác sĩ Hibbert, có một số bệnh nhân đã trải qua giai đoạn đông máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu cục máu đông di chuyển lên tim hoặc phổi.
Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ từng đăng tải một nghiên cứu của tiến sĩ Laurence và các đồng nghiệp khi phát hiện ra cục máu đông trong phổi, ngay dưới bề mặt da ở hai bệnh nhân Covid-19 đã tử vong và một số trường hợp khác.
Nhóm gồm 30 chuyên gia quốc tế nhận định bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể bị đông máu tuy nhiên họ chưa lý giải được nguyên nhân.
"Đây là một trong những câu hỏi được thảo luận nhiều nhất hiện tại", tiến sĩ Michelle Gong, trưởng bộ phận chăm sóc tích cực tại Trung tâm Y tế Montefiore, New York nói.
Trên thực tế, trạng thái bất động của bệnh nhân nặng có thể dẫn đến việc sinh ra máu đông trong cơ thể. Điều này đã được một số bác sĩ cảnh báo trước khi dịch bùng phát. Dù vậy, các bác sĩ phỏng đoán bệnh nhân nhiễm Covid-19 nguy cơ cao hơn những người khác.
Theo một nghiên cứu của Hà Lan, 20% trong 184 trường hợp điều trị Covid-19 đã gặp vấn đề này. Nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Vũ Hán, kết quả là 25%.
Bệnh nhân 91 ở Việt Nam cũng gặp tình trạng rối loạn máu đông, Bộ Y tế phải đặt mua thuốc từ nước ngoài để điều trị riêng, kiểm soát tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân
Tiến sĩ Behnood Bikdeli, thành viên Trung tâm Y tế Irving, Đại học Columbia, nhận định có ba nguyên nhân chính khiến bệnh nhân Covid-19 bị đông máu:
- Thứ nhất là xuất phát từ bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp.
- Thứ hai là "hiện tượng giải phóng cytokine" (còn gọi là "cơn bão cytokine"). Trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với virus, dẫn đến đông máu.
- Thứ ba là giả thiết virus Covid-19 là tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng này. Song rất khó để biết chính xác yếu tố nào từ virus tạo nên cục máu đông.
Các bác sĩ cũng cho biết quá trình điều trị cho các bệnh nhân bị đông máu rất khó khăn, cho dù dùng thuốc loãng máu cũng chỉ là giải pháp tình thế cho ca nhẹ và trung bình. Đối với các ca nặng, thuốc không có tác dụng, nếu dùng nhiều sẽ dễ bị chảy máu quá nhiều dẫn đến tử vong. Đây chính là khó khăn lớn nhất có thể gặp phải khi điều trị.
Bác sĩ Kathryn Hibbert cho biết y tá phải liên tục truyền thuốc làm loãng máu heparin cho các ca nhiễm Covid-19 cần chạy thận, bởi cục máu đông làm tắc nghẽn ống.
Các chuyên gia tại Đại học Harvard đã đề xuất thực hiện nghiên cứu lớn về chất làm loãng máu dành riêng cho các bệnh nhân Covid-19 nặng.
Công ty lưu trữ dầu lớn nhất thế giới cho biết không còn chỗ để chứa
Công ty lưu trữ dầu độc lập lớn nhất thế giới cho biết đã hết chỗ cho các sản phẩm thô và tinh chế do tình trạng dư cung mà COVID-19