Mâm cúng gia tiên chiều 30 Tết Canh Tý 2020 gồm những gì?

Nghi lễ cúng rước ông bà thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, là ngày 30 Tết đối với năm đủ hoặc ngày 29 Tết đối với năm thiếu.

Cúng gia tiên hay còn gọi là rước ông bà tổ tiên ngày 30 Tết không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của việc cúng rước này đó là thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với công lao của ông bà, tổ tiên cũng như những người đã khuất trong gia đình. 

Cúng rước ông bà thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với công lao của ông bà, tổ tiên.
Cúng rước ông bà thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với công lao của ông bà, tổ tiên.

Cúng gia tiên chiều 30 Tết ở đâu?

Để rước ông bà tổ tiên về ăn Tết năm 2020, có thể thực hiện bằng hai cách. Con cháu có thể trực tiếp ra phần mộ gia tiên vào chiều 30 Tết khoảng 14h đến 16h chiều. Sau đó, các con cháu cúng nhau sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ để thể hiện sự đoàn kết gia đình, tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên. Tiếp theo thắp hương cúng vái mời gia tiên, nếu có nhiều mộ thì mỗi mộ thắp 3 nén, 5 nén hoặc 7 nén, không nên thắp 1 nén cho mộ gia tiên trong ngày này.

Tuy nhiên, nhiều gia đình khi làm lễ bái cúng rước ông bà ngày 30 Tết, không thể đi ra mộ vì ở xa hoặc vì lý do nào đó mà gia đình nào không có điều kiện trực tiếp ra thăm mộ. Có thể làm mâm cơm dâng cúng mời gia tiên vào trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.

Mâm cúng gia tiên chiều 30 Tết 

Tại Việt Nam, có thể có nhiều phong tục khác nhau trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng đón gia tiên ngày 30 Tết. 
Tại Việt Nam, có thể có nhiều phong tục khác nhau trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng đón gia tiên ngày 30 Tết. 

Tại Việt Nam có thể có nhiều phong tục khác nhau trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng đón gia tiên ngày 30 Tết. Tuy nhiên, đa phần mỗi gia đình cần chuẩn bị đồ lễ bài cúng chiêu 30 tết để đón gia tiên gồm những thứ thiết yếu sau đây:

Đầu tiên, mỗi gia đình cần dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa sạch sẽ. Sau đó, cần chuẩn bị cỗ, đầy đủ các món ăn ngày Tết được bày biện trang nghiêm. 

- Mâm lễ mặn: xôi đồ, gà trống luộc, thịt lợn, nem rán, bát canh và một số món xào. Hoặc mâm lễ chay tùy từng gia đình.
- Hoa tươi thường là hoa cúc vàng.
- Mâm ngũ quả.
- Giấy tiền, vàng mã.
- Hương vòng hoặc hương cây, nến hoặc đèn dầu.
- Cau trầu, rượu, thuốc, trà hoặc nước ngọt.
- Bánh chưng.

Trong mấy ngày Tết, bàn thờ luôn có ông bà tổ tiên hiển diện. Vì thế để cho bàn thờ luôn được thắp sáng, hương khói đầy đủ, mỗi gia đình nên chuẩn bị loại hương vòng to để có thể thắp được suốt ngày.

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương