Nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" từ hàu sống

Loại vi khuẩn này sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm rất nhanh.

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, gần đây, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện hàn lâm sang các bệnh truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus. Đây là loại vi khuẩn mệnh danh "ăn thịt người", sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... có thể gây hoại tử cân cơ (là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp sâu của da, tổ chức dưới da và lan tỏa xuống lớp cân cơ).

  Những vết phỏng nước và hoại tử cỡ lớn trên chân bệnh nhân, sau khi nhiễm phải loài vi khuẩn nguy hiểm từ hải sản sống - Ảnh: Bệnh viện 108

Những vết phỏng nước và hoại tử cỡ lớn trên chân bệnh nhân, sau khi nhiễm phải loài vi khuẩn nguy hiểm từ hải sản sống - Ảnh: Bệnh viện 108

Bệnh nhân mới nhất là nam 59 tuổi ở Hải Phòng nhập viện ngày 30/6. Bệnh nhân này từng ăn hải sản chưa nấu kỹ, chỉ sau vài giờ ăn thì bị đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu). Ngoài ra còn bị nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, cân cơ vùng tứ chi, cấy 2 mẫu máu đều dương tính với vi khuẩn này. Tình hình hiện tại của bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng tử vong, gia đình xin cho bệnh nhân về sau 4 ngày điều trị.

Loại vi khuẩn nêu trên sống tự do trong nước biển và nước lợ của vùng cửa sống, hoặc ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... có thể gây ra bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn này gây tỉ lệ tử vong cao, lên đến 50 - 90%.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Một thống kê trên 180 bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này cho thấy có gần 93% có ăn hàu sống trong 2 ngày trước đó.

Bệnh có thể lây truyền nếu có vết thương mà hoạt động trên biển, đã có trường hợp bị nhiễm vi khuẩn chỉ vì vết thương nhỏ như vết đêm của con tôm, do va phải vỏ hàu và chảy máu khi tắm biển. Nếu có vết thương từ trước và tiếp xúc với vi khuẩn thì cũng bị lây.

Các bác sĩ cũng cảnh báo khả năng lây lan trong tất cả mọi người, những trường hợp dễ mắc bệnh hơn là: người nghiện rượu, bệnh gan mạn tính, tan máu bẩm sinh, suy giảm sức đề kháng như người đái tháo đường, suy thận, u lympho, nam giới đặc biệt là nam giới cao tuổi dễ mắc hơn nữ giới.

Thanh Mai

Tái xuất hiện bệnh phong cùi

Tái xuất hiện bệnh phong cùi

Bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi nhiều nốt sần đỏ, ấn đau, rải rác tay chân và thân mình, kết quả nghiệm rạch dái tai dương tính với vi khuẩn phong.