Phải lục đồ ăn trong thùng rác sau khi đến Mỹ, giờ Sharran Srivatsaa sở hữu công ty bất động sản trị giá 3 tỷ USD

Sharran Srivatsaa từ một cậu bé Ấn Độ và chuyển tới Mỹ để đổi đời, có thời gian anh phải lục đồ ăn trong những thùng rác để sống qua ngày.

Năm 2011, Sharran Srivatsaa từ bỏ công việc ngân hàng của mình ở Phố Wall để trở thành chủ tịch của Công ty môi giới bất động sản Teles Properties có trụ sở tại Beverly Hills.

Vào thời điểm đó, công ty môi giới bất động sản hạng sang này đang kiếm được hơn 300 triệu USD hàng năm, nhưng nó khác xa so với dự đoán tăng trưởng ban đầu của công ty. Chỉ trong 5 năm, Srivatsaa và các đối tác của mình đã biến công ty thành một doanh nghiệp trị giá hơn 3 tỷ USD - tăng giá trị gấp 10 lần.

Sharran Srivatsaa.
Sharran Srivatsaa.

Srivatsaa hiện là một nhà đầu tư mạo hiểm, cố vấn kinh doanh và là giám đốc điều hành của công ty phần mềm bất động sản Kingston Lane. Anh ta có được một lối sống thoải mái, nhưng mọi thứ vẫn luôn được duy trì một cách hoàn hảo.

Sau khi di cư đến Mỹ từ Ấn Độ khi còn là một thiếu niên, Srivatsaa đã gặp phải một điều xui xẻo, và buộc anh phải đến bãi rác để kiếm thức ăn. Dưới đây là 7 điều anh ấy đã học được trong hành trình thành công của mình.

1. Có một mục tiêu duy nhất và không bỏ cuộc (ngay cả khi thất bại 39 lần)

Tôi nhớ có một cuộc trò chuyện khó khăn với bố tôi khi tôi khoảng 13 tuổi. "Ấn Độ có lẽ không phải là đất nước phù hợp với con", ông nói với tôi. "Chúng ta cần phải cho con ra nước ngoài".

Khi đó chúng tôi đang ngồi trên một băng ghế đá, đối diện với sân tennis và cả hai cha con đã quyết định rằng quần vợt sẽ là cơ hội để giúp tôi có một cuộc sống tốt hơn. Mặc dù tôi chưa bao giờ học chơi bộ môn này, và tôi cũng không có năng khiếu thể thao. Nhưng tôi đã tập trung vào việc đào tạo và biến nó thành ưu tiên duy nhất của tôi. Tôi đã đi đến trường và chơi quần vợt, chỉ có vậy, mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.

Kết quả là tôi đã trở thành một vận động viên chuyên nghiệp - mặc dù chúng tôi lại chẳng thể nhận được một học bổng thể thao từ nước ngoài. Nhưng tôi vẫn có thể đến Mỹ khi tôi nhận được học bổng học tập tại Luther College ở Iowa.

Sau khi nhận được bằng cử nhân từ Luther và bằng MBA của Đại học Vanderbilt, tôi đã được Goldman Sachs mời về làm việc. Tôi đã được yêu cầu thực hiện 39 cuộc phỏng vấn trực tiếp để có được vị trí - không bao gồm cà phê, bữa tối và hội nghị. Tôi đã phải gây ấn tượng với 39 người. Bạn hãy tự hỏi mình, bạn sẽ tham gia bao nhiêu lần trước khi bỏ cuộc?.

2. Biết "lý do" của bạn và làm cho nó có ý nghĩa

Chỉ cần có một mục tiêu là không đủ; bạn cần một lý do có ý nghĩa để đạt được nó. Nếu không có từ "tại sao", bạn sẽ dễ dàng tự tạo cho mình cảm giác chán nản và sớm bỏ cuộc.

Đôi khi lý do đó chính là điều khiến bạn phải vượt qua giới hạn. Mục tiêu học quần vợt của tôi là một vấn đề lớn trong gia đình tôi. Tôi cảm thấy có trách nhiệm sâu sắc để thành công, vì bố mẹ tôi đã đầu tư rất nhiều vào tôi. Tôi không thể ngủ được mỗi khi tôi không cảm thấy thích tập luyện. Trách nhiệm thúc đẩy tôi phải theo đuổi nó và cố gắng hơn.

3. Trách nhiệm hàng ngày là chìa khóa thành công

Đạt 3 tỷ USD là một mục tiêu không tưởng, vì vậy chúng tôi đã chia nó thành mục tiêu hàng ngày. Không phải là một mục tiêu hàng năm, hàng quý hoặc thậm chí hàng tháng - mà là một mục tiêu hàng ngày.

Chúng tôi cần kiếm được 8,3 triệu USD mỗi ngày, vì vậy chúng tôi đã bắt đầu với mục tiêu 5 triệu USD và dần dần tiến lên. Nếu chúng tôi kiếm được 3 triệu USD một ngày, chúng tôi cần 7 triệu USD vào ngày tiếp theo. Điều này giữ cho chúng tôi tập trung.

4. Hiểu rõ được công ty

Bạn có thể nghĩ rằng CEO thành công là một người luôn xuất hiện trên mạng xã hội, thường xuyên phát biểu và viết nhiều cuốn sách, nhưng bạn nên biết rằng họ nắm rõ những gì đang diễn ra trong cuộc việc kinh doanh mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như Jeff Bezos biết chính xác những gì đang xảy ra tại Amazon. Ông ấy có thể không cần phải thực hiện những chi tiết hàng ngày, nhưng ông hiểu kết quả sẽ xảy ra như thế nào.

Bán hàng là nguồn sống của một doanh nghiệp, nhưng đừng cố gắng đánh giá mọi thứ qua các số liệu. Khi bạn nắm bắt được nhịp đập của công việc kinh doanh và hiểu được chuỗi giá trị của mình, bạn có thể nảy ra các ý tưởng mới và biết phải làm gì để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

5. Tập trung vào giá trị mang lại cho đối tác

Sau khi phát triển Teles, chúng tôi đã bán nó cho Douglas Elliman. Có hai yếu tố để giúp cho doanh nghiệp được giá cao. Đầu tiên, xác định làm thế nào để làm cho công ty của bạn là một món hời đối với người mua. Đừng tập trung vào việc bạn tuyệt vời như thế nào - mà hãy cố gắng thể hiện tằng doanh nghiệp của bạn sẽ làm cho họ tuyệt vời thế nào. Tìm hiểu xem họ là ai, họ đại diện cho điều gì và tại sao việc mua hàng sẽ mang lại lợi ích cho họ.

6. Thói quen tốt dẫn đến kết quả tốt

Tôi đã được tặng một tai nghe vào ngày đầu tiên tại Goldman Sachs. Mặc dù tôi chưa thực hiện các cuộc gọi, nhưng đối tác quản lý đã nói với tôi rằng hãy thực hiện nó để tôi quen với việc nó là một phần của cơ thể.

Tôi nghĩ anh ấy bị điên. Nhưng hôm nay, tôi bước vào văn phòng của mình, mở máy tính xách tay và đeo tai nghe. Tai nghe tượng trưng cho sự nghiêm túc khiến tôi tập trung, quyết đoán.

Nếu bạn không nhận được kết quả tốt, hãy thay đổi thói quen của bạn. Thay đổi một số thói quen thường ngày, ngay cả khi nó chỉ là thói quen dùng chỉ nha khoa trước khi bạn đánh răng mỗi tối. Những lợi ích gộp của những lợi ích nhỏ bé này sẽ giúp bạn chinh phục những điều lớn lao khác.

7. Hãy biết ơn

Bố mẹ tôi đã gửi tôi đến trường đại học ở Mỹ bằng một tấm séc thu ngân quốc tế. Khi tôi cố gắng thanh toán tiền mặt, tôi được cho biết sẽ mất hai tuần để thanh toán hết. Chỉ có một vấn đề: tôi cần phải ăn trong lúc đó.

Tôi đã tham gia mọi bữa tiệc pizza trong khuôn viên trường mà tôi có thể tìm thấy, nhưng có vài ngày tôi không kiếm được đồ ăn miễn phí, và khi đó tôi rất đói. Một ngày nọ, tôi nhìn thấy ai đó ném một bữa ăn chưa được xử lý vào thùng rác và nhận ra rằng nhiều người khác cũng làm như vậy. Trong hai tuần còn lại, tôi đã ăn rất nhiều bữa ăn từ máy xúc xác.

Tôi rất biết ơn về thực phẩm đó. Tôi đã nói với gia đình tôi về điều đó trong một thời gian dài, bởi vì tôi rất biết ơn vì tất cả những gì họ đã hy sinh để cho tôi một cuộc sống tốt hơn.

MINH TUẤN

theo Tin 24h

Tỷ phú Jeff Bezos mua 3 căn hộ với giá 80 triệu USD

Tỷ phú Jeff Bezos mua 3 căn hộ với giá 80 triệu USD

Tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos đang thoả thuận để mua 3 căn hộ tại thành phố New York.