Tuyến kè bê tông ở Hồ Gươm đã được hoàn thiện sau hơn 2 tháng thi công

Sáng 20.8, đơn vị thi công đã hoàn thành kết cấu cuối cùng dự án cải tạo kè hồ, hợp long tổng chiều dài gần 1.500 m toàn tuyến.

Sáng 20.8, đơn vị thi công cùng UBND quận Hoàn Kiếm đã chính thức hợp long toàn tiến, hoàn thành công trình kè Hồ Gươm đoạn gần cầu Thê Húc.

Vật liệu được sử dụng là các khối bê tông đúc sẵn cốt sợi, với ưu điểm là không dùng thép nên có khả năng chống thấm, chống ngấm và ăn mòn. Mỗi cấu kiện cao 2,5 m; nặng 2,5 tấn đã được thí điểm trước đó tại hồ Trúc Bạch.

Tuyến kè bê tông ở Hồ Gươm đã được hoàn thiện sau hơn 2 tháng thi công

Ông Hoàng Đức Thảo, Tổng chỉ huy công trình, cho biết trong quá trình thi công, đơn vị phải đảm bảo các tiêu chí như: không thay đổi mực nước hồ, giữ nguyên hiện trạng cây xanh xung quanh... Công trình kè Hồ Gươm là công trình nhóm A, cấp quốc gia, vì vậy ngoài việc phải tuân thủ theo các Luật Đầu tư và Luật Xây dựng còn phải thực hiện nghiêm ngặt theo Luật Di sản văn hóa. Theo ông Thảo, đơn vị đã huy động 100 công nhân làm việc liên tục trong 65 ngày đêm để hoàn thiện công trình 

Tuyến kè bê tông ở Hồ Gươm đã được hoàn thiện sau hơn 2 tháng thi công
Toàn bộ đường dạo, vỉa hè quanh hồ Gươm lát bằng đá hoa cương (đá granite).
Toàn bộ đường dạo, vỉa hè quanh hồ Gươm lát bằng đá hoa cương (đá granite).

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ, kè hồ là hạng mục quan trọng nhất của dự án cải tạo, chỉnh trang khu vực Hồ Gươm. Bờ kè sau khi chỉnh trang vẫn sẽ giữ được dáng vẻ mềm mại đặc trưng ven hồ. Theo dự kiến đến thời gian hoàn thành tất cả các hạng mục quanh Hồ Gươm là 31.8.

Công nhân lát đá vỉa hè hồ Gươm thay nhau làm việc liên tục 2 ca trong ngày.
Công nhân lát đá vỉa hè hồ Gươm thay nhau làm việc liên tục 2 ca trong ngày.
Dự án cải tạo kè hồ, hợp long tổng chiều dài gần 1.500 m toàn tuyến.
Dự án cải tạo kè hồ, hợp long tổng chiều dài gần 1.500 m toàn tuyến.

Ảnh: Zing, Lao động

Thanh Mai

Phụ thuộc năng lượng quá nhiều vào Nga, Đức phải làm gì nếu chiến tranh xảy ra?

Phụ thuộc năng lượng quá nhiều vào Nga, Đức phải làm gì nếu chiến tranh xảy ra?

Nếu cuộc chiến giữa Nga và Ukraina nổ ra, nguồn năng lượng cung cấp cho châu Âu từ Nga sẽ bị gián đoạn và việc tìm kiếm nguồn cung thay thế là vấn đề cấp bách. Cùng bị ảnh hưởng, tuy nhiên Đức là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy tốc độ tìm nguồn cung thay thế.