“Có sai không khi còn trẻ mình kiếm được bao nhiêu tiêu hết cho bản thân bấy nhiêu, chứ không gửi tiền được về cho bố mẹ?” - đó là thắc mắc chung của nhiều người trẻ sau vài năm đi làm.
Dồn tiền học thêm chứng chỉ, đầu tư cho bản thân vì muốn thăng tiến, gửi tiền bố mẹ đành gác lại sau
T.I (24 tuổi, TP.HCM) đang làm Business Analyst và có công việc tay trái là giáo viên dạy chứng chỉ IELTS. Cô nàng nhận định, nếu lấy cột mốc trước tuổi 25 thì sẽ có ít người trẻ dành dụm được để gửi tiền cho bố mẹ. Với mức thu nhập chưa cao, thay vì đặt áp lực phải báo hiếu bố mẹ ngay thì họ có thể dành tiền để tập trung phát triển bản thân và gia tăng thu nhập.
“Theo mình, bố mẹ chưa mong chờ con cái ở độ tuổi này nuôi được mình, mà chỉ cần lo cho bản thân là được rồi. Ngoài ra, sự ‘hiếu thảo’ còn được thể hiện qua nhiều cách khác, không riêng ở việc đưa tiền. ‘Hiếu thảo' là sau khi bạn vừa ra trường, mình hoàn thành hết các môn học, không cần tốn tiền học lại, kiếm được công việc để tự nuôi sống bản thân ở thành phố đắt đỏ,... Khi đó, bố mẹ không cần cho mình thêm tiền, thì bố mẹ có thể dùng tiền dư của họ để lo cuộc sống dưới quê, hoặc đưa vào quỹ nghỉ hưu, mua bảo hiểm", T.I nói.
Ảnh minh họa |
Hiện với thu nhập hàng tháng, T.I chưa thể đều đặn hàng tháng đưa bố mẹ quá nhiều tiền. Tuy nhiên, cô sẽ bù đắp bằng cách thỉnh thoảng tặng họ 100 - 200 ngàn đồng, hoặc mua quà cho bố mẹ vào ngày đặc biệt. Còn với tiền lương hiện tại, cô muốn dùng chúng để đầu tư vào bản thân để tương lai thăng tiến, thay vì trích tiền tặng bố mẹ nhưng sự nghiệp đối diện với nguy cơ dậm chân tại chỗ.
Trần Ivy chia sẻ: “Công việc văn phòng của mình là Business Analyst và giáo viên tiếng Anh đều cần những chứng chỉ để gia tăng thu nhập,... Nên mình vẫn ưu tiên dành tiền để gia tăng thu nhập hơn, ‘báo hiếu' bố mẹ tạm gác lại sau.
Còn tất nhiên, người trẻ nên có cột mốc bao giờ thì đưa tiền cho bố mẹ. Chẳng hạn trong 10 năm tới, bố mẹ mình sẽ không còn trong độ tuổi lao động và không có lương hưu vì làm kinh doanh tự do. Vậy nên, lúc đó, mình bắt buộc phải có một khoản chi tiêu hàng tháng là gửi tiền dành cho bố mẹ, hoặc có sẵn tiền để phòng trường hợp khẩn cấp như phụ huynh bị bệnh,...”
Đồng tình với quan điểm của T.I là Đỗ Hoàng (25 tuổi, TP.HCM). Đỗ Hoàng chia sẻ: Giờ kiếm được 10 đồng thì anh tiêu 9,5 đồng cho bản thân, số tiền nhỏ còn lại là thi thoảng mua quà tặng cho bố mẹ hoặc đỡ đần các chi tiêu lặt vặt cho gia đình trong cuộc sống.
Đỗ Hoàng chia sẻ: “Với thu nhập 3x của mình thì tiền kiếm ra chỉ đủ nuôi bản thân, nuôi khoản đầu tư và học thêm kiến thức để nhanh chóng thăng tiến. Mình không gửi tiền về nhà và bố mẹ cũng không yêu cầu. Bố mẹ mình không phàn nàn nên mình cũng không thấy lo lắng vì không đưa được tiền cho gia đình. Bởi họ cũng hiểu, giờ là lúc mình cần liên tục xoay vòng vốn để tái đầu tư cho bản thân.
Chuyện báo hiếu là của sau này rồi. Quan trọng là bạn cầm được đồng tiền để đi nuôi bản thân và nuôi sự nghiệp, chứ không phải chi tiêu hoang phí rồi sau này báo nợ về cho gia đình".
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Đỗ Hoàng cũng bày tỏ sự thông cảm với những người trẻ cần phải trích một khoản lớn thu nhập hàng tháng để phụ giúp gia đình. “Nếu bạn đó chưa có sự nghiệp ổn định, tiền lương không cao thì việc phải đưa tiền cho bố mẹ sẽ tạo áp lực lớn. Với mình, thứ bạn đánh mất không chỉ là một phần thu nhập hàng tháng mà còn là cơ hội xoay vòng vốn để đầu tư vào bản thân. Nếu rơi vào tình huống này, mình không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh và bố mẹ. Tuy nhiên, mình nghĩ bản thân sẽ cần nỗ lực gấp 2 tốc độ làm việc của bây giờ".
Hiện Đỗ Hoàng chưa đặt ra “KPI" khi nào cần gửi tiền về cho bố mẹ hàng tháng. Tuy nhiên anh chàng cũng xác định cần nỗ lực, hướng đến có công việc ổn định trong tương lai để chăm sóc cho cả bản thân và bố mẹ.
Nếu gia đình không quá khó khăn, đừng đặt nặng nghĩa vụ báo hiếu bằng tài chính
Đây là quan điểm của một số nhiều người khi bước sang tuổi 30. Đơn cử như Nguyễn Ngọc (31 tuổi, Hà Nội) nhận định nếu cho quay lại thời gian, cô sẽ không muốn chịu ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa cần phải mua cho bố mẹ cái này cái kia ở độ tuổi còn trẻ khi so sánh với bạn trẻ giỏi giang khác.
Nguyễn Ngọc chia sẻ: “Mình nghĩ không riêng gì 25 mà cả cột mốc trước tuổi 30 đều không nên stress vì khoản tiền phải gửi cho bố mẹ, trừ trường hợp gia đình bạn thiếu nợ hay cần tiền gấp. Tất nhiên, sau tuổi 30 thì bạn nên trưởng thành hơn về mặt tài chính để lo được cho bố mẹ.
Giờ mình dùng lương đầu tư cho bản thân thì sẽ gia tăng tổng thu nhập của mình, còn thông thường tiền mình gửi về sẽ được bố mẹ cất đi hoặc cùng lắm mua vàng, gửi tiết kiệm thì khoản sinh lời sẽ không cao. Thêm nữa, giới trẻ giỏi hoạch định tài chính hơn bố mẹ. Do đó, cách tốt nhất là để con cái tự quản lý dòng tiền của mình và cha mẹ dành dụm được bao nhiêu thì họ tự lo khoản tiền của riêng mình. Đến khi có việc lớn, con cái có đủ khoản tiền để hỗ trợ gia đình, đó mới là chiến lược tốt về lâu dài".
Ảnh minh họa |
Còn đối với Ngọc Quân (35 tuổi, Hà Nội) cho biết sau khi lập gia đình, bản thân anh có nhiều trách nhiệm hơn, và đó mới là lúc mọi người nên tính toán chuyện phải gửi tiền cho bố mẹ hàng tháng, nếu họ không có lương hưu. Đã đi từ mức lương 15 triệu đồng lên 50 triệu đồng từ công việc văn phòng ở thời điểm hiện tại, nên anh hiểu tầm quan trọng của đầu tư vào bản thân, cả về mặt kiến thức và sức khỏe tinh thần.
Ngọc Quân bày tỏ: “Câu chuyện có bắt buộc phải đưa tiền cho bố mẹ hay không thì còn tùy hoàn cảnh mỗi người. Bố mẹ bạn đang đi làm hay về hưu, có lương hưu hay không, dòng tiền hàng tháng của họ có đủ chi tiêu và sống tốt?
Nhìn chung, hầu hết bố mẹ khi con vào độ tuổi 30 mới yêu cầu nhiều trong việc con phải gửi tiền. Còn ở độ tuổi 25, bạn nên dành hết tiền đầu tư vào bản thân. Nếu muốn báo hiếu thì lâu lâu bạn gửi họ 500 ngàn - 1 triệu đồng, hoặc thường xuyên về nhà xem có món đồ nào hỏng thì đi mua mới.
Ngoài ra, bố mẹ bây giờ sẽ khó biết cách làm đồng tiền nhanh chóng sinh lời như thế hệ trẻ. Đơn giản thế này, nếu bạn đưa 20 triệu đồng cho bố mẹ thì họ sẽ gửi tiết kiệm hoặc mua vàng, lãi suất 10%/năm. Nhưng nếu bạn mang tiền vào chứng khoán hoặc các khoản đầu tư tương tự và biết chơi đúng cách, lãi suất bạn nhận có thể gấp 2-3 lần"
Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân
Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.