Một số bệnh lý mạn tính có thể diễn tiến trong âm thầm và không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào ở giai đoạn đầu. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ. Trong đó, không thể không kể đến 4 căn bệnh mạn tính dưới đây.
4 căn bệnh "cắt giảm" tuổi thọ
1. Bệnh tim mạch
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại Anh, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra hơn 160.000 ca tử vong mỗi năm. Theo Quỹ Tim mạch Anh, có khoảng 7,6 triệu người mắc bệnh tim mạch ở Anh, 4 triệu nam giới và 3,6 triệu nữ giới.
Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
Bệnh tim mạch thường là các tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu, bao gồm mỡ máu, suy tim, đau thắt ngực, đột quỵ, bệnh động mạch vành và rối loạn nhịp tim. Một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này nguy hiểm là do bệnh thường diễn tiến thầm lặng, ít có dấu hiệu cảnh báo sớm.
Ảnh minh họa. |
2. Ung thư tuyến tiền liệt
Theo số liệu của Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu), ung thư tuyến tiền liệt đứng hàng thứ 2 ở nam giới Việt Nam. Mỗi năm, cả nước có hơn 6.000 ca mắc mới.
Ung thư tuyến tiền liệt cũng là một trong những căn bệnh không có dấu hiệu cảnh báo sớm và khi phát hiện, bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị. Ở Việt Nam, có tới 80% - 85% bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đã di căn xương. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.
Theo tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt Vương quốc Anh, nam giới trên 50 tuổi, hoặc nam giới có người thân trong gia đình từng mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ảnh minh họa. |
3. Tăng huyết áp
Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành năm 2021 là 26,2%, tương đương với khoảng 17 triệu người.
Theo thống kê, có hơn 77% nam giới và 75% phụ nữ từ 65 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Ngược lại, chỉ có khoảng 30% nam giới và 19% phụ nữ từ 44 tuổi trở xuống bị tăng huyết áp.
Hầu hết những người mắc bệnh cao huyết áp không được chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp là do căng thẳng mạn tính, chế độ ăn uống kém lành mạnh, yếu tố di truyền, cũng như các yếu tố như thừa cân, hút thuốc.
Huyết áp cao kéo dài và không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như gây cứng và dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ; gây ra chứng phình động mạch hoặc suy tim.
Ảnh minh họa. |
4. Bệnh tiểu đường
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tại Việt Nam, tỉ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chỉ chiếm 23,3%.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khoẻ khác. Các triệu chứng thường gặp của tiểu đường có thể kể đến như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, sụt cân và mờ mắt.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh, mất cảm giác chi dưới, suy thận, mù lòa,...
Ảnh minh họa. |
Chủ động thăm khám để phòng ngừa
- Bệnh tim mạch: Để phòng ngừa bệnh tim mạch mọi người cần theo dõi các yếu tố nguy cơ, bao gồm: theo dõi chỉ số BMI thường xuyên để phát hiện nguy cơ béo phì, kiểm tra huyết áp thường xuyên, xét nghiệm cholesterol trong máu ít nhất 4 - 6 năm/lần, bắt đầu từ 20 tuổi.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt bạn có thể PSA. Xét nghiệm máu đơn giản này có thể đưa ra cảnh báo sớm cho bệnh nhân. Nghiên cứu nhận thấy sàng lọc PSA thường xuyên có thể giúp giảm hơn 25% nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như tiểu đau, tiểu có máu, tiểu đêm, bí tiểu,... hãy đi khám ngay để sàng lọc và tầm soát bệnh kịp thời.
- Huyết áp cao: Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là thường xuyên theo dõi huyết áp. Bạn có thể kiểm tra huyết áp tại phòng khám, một số hiệu thuốc hoặc tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà. Với một người chưa mắc cao huyết áp và dưới 40 tuổi, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) khuyến cáo nên kiểm tra huyết áp ít nhất 3 - 5 năm/lần.
- Bệnh tiểu đường: Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh và đi khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm đường huyết ít nhất 3 năm/lần, bắt đầu từ 40-45 tuổi. Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, sụt cân và mờ mắt,... mọi người nên đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
5 loại kem chống nắng dạng sữa không bết dính - vón cục - trắng bợt, dùng cho hè hay thu đều hợp lý
Kem chống nắng dạng sữa luôn chiếm cảm tình của chị em bởi kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh và không gây bết dính trên da.