4 năm dưới thời Tổng thống Trump, nợ công Mỹ tăng thêm 7.000 tỷ USD

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, nợ công của nước Mỹ đã tăng từ mức dưới 20.000 tỷ USD lên hơn 27.000 tỷ USD.

Theo đó, giới truyền thông gọi Tổng thống Donald Trump là "Vua nợ công " bởi trong nhiệm kỳ của ông, nợ công mà nước Mỹ gánh đã tăng thêm 7.000 tỷ USD. Con số này được dự báo tăng vọt dưới thời Biden. Việc chất cao thêm khối nợ có thể gây ra nhiều hệ quả đau đớn, nhưng là cần thiết trong bối cảnh hiện tại.

Với thế đa số mong manh ở Thượng viện, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ triển khai gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD để phục hồi nền kinh tế. Gói mới sẽ bao gồm khoản trợ cấp 2.000 USD, các khoản hỗ trợ cho địa phương, bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng tốc đà phục hồi vốn đang mong manh của Mỹ.

Trên CNN, một nghị sĩ Mỹ cho biết chính quyền Biden đang "cố gắng thực hiện điều rất khó khăn".

  Nợ công Mỹ tăng thêm 7.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.

Nợ công Mỹ tăng thêm 7.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.

Khoản nợ công mà nước Mỹ đang đối mặt đã lên tới 27.000 tỷ USD. Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, con số ấy là 20.000 tỷ USD. Song các chuyên gia đều nhận định tăng nợ công là cần thiết trong bối cảnh nước Mỹ phải đối phó quá nhiều thách thức lớn như COVID-19, đồng thời cũng là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh lãi suất vay quá thấp.

Joe Brusuelas, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của RSM, nhận xét. "4 năm qua không phải là khoảng thời gian để chúng ta tiết kiệm chi tiêu công. Nền kinh tế Mỹ cần thêm tiền. Bây giờ là lúc chính phủ phải tăng tốc chi tiêu công để khôi phục kinh tế."

965.000 người Mỹ khác đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước, tăng mạnh so với mức 784.000 của tuần trước. Số người thất nghiệp vẫn ở trên mức tồi tệ nhất kể từ Khủng hoảng Tài chính 2008. Mỹ mất 140.000 việc làm trong tháng 12, mức giảm đầu tiên kể từ mùa xuân năm ngoái.

Brusuelas nói thêm: “Đây là thời điểm để tăng tốc tài khóa để thúc đẩy tinh thần động vật và đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng. Chúng ta không thể nghĩ quá nhiều được.”

Hiện tại, theo CNN, chưa có chính sách tăng thuế nào để bù đắp lại chi phí này. Chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách sẽ giúp giảm thiệt hại gây ra bởi cuộc khủng hoảng y tế, đồng thời giải quyết bất bình đẳng đang ngày càng trầm trọng.

Bất chấp sự thăng hoa của thị trường chứng khoán, các thành phần khác trong nền kinh tế đang vật lộn để tồn tại. Rạp chiếu phim, hãng hàng không, khách sạn cùng nhiều ngành khác đang chứng kiến những khoản lỗ lớn. Một nghiên cứu của Moody's và CNN cho thấy nền kinh tế Mỹ đang vận hành ở mức 74% công suất so với hồi tháng 3/2020.

"Chúng ta vẫn đang ở trong tình cảnh khó khăn. Nền kinh tế sẽ gánh tổn thất dài hạn nếu chúng ta không triển khai các giải pháp nhanh chóng", Gus Faucher, trưởng nhóm cố vấn kinh tế của PNC, nhận xét. Ông nói thêm rằng nếu Washington không phục hồi kinh tế sớm, việc thu hẹp thâm hụt ngân sách sẽ càng trở nên gian nan hơn trong tương lai.

Ông Trump đã vay 125 triệu USD từ Deutsche Bank vào năm 2012 cho khu nghỉ dưỡng Trump National Doral Miami. Ảnh: CNN
Ông Trump đã vay 125 triệu USD từ Deutsche Bank vào năm 2012 cho khu nghỉ dưỡng Trump National Doral Miami. Ảnh: CNN

Nhiều người cho rằng chính quyền Biden nên đợi thêm vài tháng để đánh giá tác động của gói 900 tỷ USD tháng trước. "Hiện tại có vẻ quá sớm để tung thêm gần 2.000 tỷ USD nữa, khi chúng ta mới thông qua gói kích thích trước", Maya MacGuineas – Chủ tịch Hội đồng Ngân sách Liên bang (CRFB) – một tổ chức giám sát tài chính độc lập cho biết. 

Mặc dù vậy, Maya vẫn thừa nhận có lẽ Mỹ cần phải vay thêm tiền để cứu nền kinh tế. Hồi đầu tháng 1, bà ước tính thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ thâm hụt tổng cộng 2,3 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa 2021, giảm so với mức 3.100 tỷ USD so với năm ngoái. 

"Song với mức thâm hụt 10,4%, tỷ lệ nợ công trên GDP đã ở mức lớn nhất trong lịch sử Mỹ từ Thế chiến thứ II", bà nhấn mạnh.

Với việc đảng Dân chỉ hiện kiểm soát cả Thượng viện Mỹ, MacGuineas cho rằng thâm hụt ngân sách có thể còn cao hơn ước tính. Từ trước khi đại dịch xuất hiện, ngân sách Mỹ đã mất cân đối khi các nghị sĩ không muốn cải tổ chính sách chăm sóc y tế và an sinh xã hội. Thâm hụt bùng nổ dưới thời Tổng thống Trump, do chính sách chi tiêu mạnh tay và cắt giảm thuế. Mỹ bước vào đại dịch với 1.000 tỷ USD thâm hụt.

Chính quyền Biden có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà lập pháp hỗ trợ chi phiếu kích thích trị giá 2.000 USD cho mỗi người dân - một ý tưởng phổ biến được cả ông Trump và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders ủng hộ.

Rất nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối ý kiến này. Tuần trước, thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Manchin cho biết trên Washington Post rằng ông hoàn toàn không đồng ý với mức đó.

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Joe Manchin cho biết trên tờ Washington Post rằng ông hoàn toàn không đồng ý các khoản chi 2.000 USD.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng 2.000 USD là sự hỗ trợ cần thiết ngay lúc này. Kể từ tháng 6, gần 8 triệu người Mỹ đã gia nhập danh sách người nghèo, theo nghiên cứu của Đại học Chicago và Notre Dame. Khoảng 27 triệu người trưởng thành hiện thuộc các hộ gia đình không có đủ đồ ăn trong 7 ngày qua, theo khảo sát Census Household Pulse Survey.

  Ông Biden muốn phát 2.000 USD cho mỗi người Mỹ.

Ông Biden muốn phát 2.000 USD cho mỗi người Mỹ.

Ông Biden sẽ vào Nhà Trắng trong thời điểm lãi suất thấp không tưởng. Mỹ có thể vay trong 10 năm với mức chỉ 1%, so với khoảng 3% khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức.

Nhưng nếu chi phí đi vay tăng lên đáng kể, núi nợ đó sẽ trở nên nặng nề.

Đó là lý do tại sao Peter Orszag, Robert Rubin và Joseph Stiglitz lập luận trong một bài báo xuất bản hôm 14/1 rằng Washington cần phải có một cách tiếp cận hoàn toàn khác. 

Họ đưa ra một kế hoạch nhằm giảm thiểu tác động của ngân sách đối với biến động lãi suất bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn nợ, đồng thời tự động điều chỉnh chi tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế.

“Trong khi lãi suất thấp làm thay đổi cuộc tranh luận tài khóa,nhưng chúng ta không nên cho rằng nó sẽ kéo dài mãi mãi ”.

Ông Biden cam kết sẽ đưa ra đề xuất chi tiết về một gói cứu trợ mới với quy mô ở mức hàng nghìn tỷ USD vào ngày 14/1 (theo giờ Mỹ), trước khi lễ nhậm chức diễn ra vào ngày 20/1.

Trong gói cứu trợ kinh tế mới, ông Biden muốn nâng số tiền phát trực tiếp cho người dân Mỹ lên 2.000 USD/mỗi người, sau khi báo cáo việc làm tháng 12 cho thấy sự lan rộng của dịch bệnh đang gây thiệt hại lớn cho các bộ phận khác nhau của nền kinh tế Mỹ.

Việc đảng Dân chủ kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội được kỳ vọng sẽ giúp triển vọng thông qua các gói kích thích kinh tế trở nên rõ ràng hơn.

Mới đây, Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Philadelphia Patrick Harker, cảnh báo kinh tế Mỹ có thể rơi vào một đợt suy thoái sâu và tăng trưởng âm trong quý I/2021.

Trong một phát biểu, ông Harker cho rằng ở cấp độ quốc gia, nền kinh tế tăng trưởng khiêm tốn trong quý IV/2020, trước khi giảm tốc hoặc thậm chí là thu hẹp trong quý I/2021.

Dù nhiều người vẫn đặt kỳ vọng việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ được phổ biến rộng hơn, nhưng ông Harker lưu ý tốc độ tiêm chủng ở Mỹ cho đến nay vẫn gây thất vọng, khi chưa đến 5 triệu người (2% tổng dân số) nhận được liều vaccine đầu tiên.

Ông Harker cho rằng, gói cứu trợ trị giá khoảng 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua gần đây sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ vào nửa cuối năm 2021.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương