7 điều bạn cần thảo luận với đối phương trước khi quyết định chuyển đến sống chung

Chuyển đến sống chung với người yêu là một bước tiến lớn trong mối quan hệ và thậm chí thúc đẩy đến hôn nhân lâu dài. Vậy bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều này chưa?

Có một số khía cạnh bạn cần xem xét nếu muốn một chuyến chuyển nhà thành công và lâu dài.

1. Mục tiêu dài hạn

Trước khi dọn về sống chung, bạn nên trao đổi với đối phương về những kế hoạch lâu dài để xem hai người có cùng quan điểm với nhau hay không. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sớm cho điều này nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cả hai mong muốn và mong đợi điều gì từ mối quan hệ để tránh những vấn đề sau này.

1(1).jpg
rajat sarki - Unsplash

Nói một cách đơn giản, bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi liên quan đến mục tiêu lớn hơn, chẳng hạn như dự định kết hôn hay có con. Sau đó trao đổi với người yêu của bạn để tìm hiểu quan điểm của đối phương.

2. Tiền

Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần thảo luận trước khi về chung một "tổ". Có vẻ đây là một cuộc trò chuyện tế nhị nhưng nó nên diễn ra trước khi quyết định sống chung, để bạn có thể tránh những bất đồng cũng như tranh cãi sau này.

2(1).jpg
@ micheile - Unsplash

Điều quan trọng là bạn cần biết cả hai nghĩ như thế nào về tiền, cách chi tiêu cũng như cách tiết kiệm để cùng nhau quyết định cách phân chia tiền thuê nhà, thanh toán hóa đơn và các chi phí chung khác.

3. Trách nhiệm với tổ ấm

Trừ khi một trong hai người là một người có niềm đam mê lớn với dọn dẹp, nếu không thì bạn nên dành một chút thời gian để trò chuyện về việc phân chia trách nhiệm hàng ngày. Hãy thử tạo một danh sách việc cần làm và thống nhất về những vai trò trong gia đình của bạn. Thảo luận xem ai sẽ nấu ăn, ai sẽ rửa bát, ai sẽ hút bụi trong nhà và ai sẽ lo việc mua sắm tạp hóa.

3.jpg
Jimmy Dean - Unsplash

Nghe có vẻ là một vấn đề nhỏ nhặt, nhưng những hoạt động này tốn rất nhiều thời gian và năng lượng. Về lâu dài, chúng có thể trở thành lý do để tranh cãi nếu chỉ có một người thực hiện.

4. Thú cưng

Trò chuyện về việc thêm một người bạn "lông bông" vào tổ ấm cũng rất quan trọng. Bạn nên biết sở thích của đối phương trước khi nhận được một người bạn cùng phòng bất ngờ hoặc khó chịu. 

Có thể bạn đã lớn lên với một chú mèo hoặc một chú chó nhưng đối phương lại bị dị ứng với lông động vật. Và điều này có thể khiến bạn thất vọng, thậm chí có thể phá hủy kế hoạch của cả hai. 

4.jpg
sarandy westfall - Unsplash

Nếu cả hai đều là những người yêu động vật thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên đặt những câu hỏi như "Ai sẽ dắt chó đi dạo?" hoặc "Ai sẽ cho mèo ăn?" hoặc "Thú cưng có được phép ở trên giường không?".

5. Khách đến nhà

Chuyển đến sống chung nhà có nghĩa là cả hai phải làm quen với nhóm bạn của nhau và việc tụ họp tại nhà phụ thuộc vào mức độ thân thiện với khách của cả hai bạn. Có thể hai bạn sẽ cần một số thương lượng và thỏa thuận khi tiếp đón khách vì ngôi nhà hiện là không gian chung và cả hai nên cân nhắc sở thích của nhau.

5.jpg
@antenna - Unsplash

Tùy theo tính cách và thói quen sống của mỗi người, bạn nên quyết định xem bạn bè và gia đình luôn được chào đón hay cần thỏa thuận trước.

6. Ngủ

Ngủ là vấn đề chắc chắn phải bàn trước khi sống cùng nhau. Một giấc ngủ ngon bên cạnh người thân yêu có thể mang lại sự gần gũi, an toàn và hạnh phúc về tình cảm. Đó là lý do cả hai phải chia sẻ sở thích khi ngủ của nhau.

6.jpg
@New Girl - Fox Broadcasting

Việc biết đối phương là một "con chim sớm" hay một "con cú đêm", thích nhiệt độ ban đêm lạnh hay nếu họ là người cần ngủ với đèn,... sẽ giúp bạn chủ động hơn.

7. Những thói quen kỳ lạ hoặc khó chịu

Anh ấy có thể quá sáng tạo trong việc tìm kiếm những nơi mới để vứt tất mỗi ngày. Cô ấy có thể thích trò chuyện với cây cối vào buổi sáng hoặc dành thời gian đi vệ sinh với chú mèo trên đùi. Tất cả chúng ta đều có một số thói quen kỳ lạ và đó chỉ là một phần tính cách của chúng ta và không có gì đáng lo ngại.

7.jpg
@ nickpage - Unsplash

Chuyển đến sống chung bao gồm sự điều chỉnh và thỏa hiệp, nhưng tốt hơn là bạn nên chia sẻ những điều kỳ lạ này với đối phương để cả hai thêm hiểu nhau.

AN DI