Apple có thể bị phạt hàng chục tỷ USD do vi phạm luật 'chống độc quyền'

Trong một thông báo vào hôm thứ Hai (2/5), Ủy ban châu Âu (EU) cho rằng Apple dường như đã "lạm dụng vị trí thống trị" của mình trong việc phát triển hệ thống Apple Pay và do đó, công ty của Mỹ này có thể phải đối mặt với việc phải đóng một khoản tiền phạt hơn 36,6 tỷ USD.

Phát hiện của Ủy ban EU được đưa ra sau một cuộc điều tra sơ bộ kéo dài nhiều tháng liền.

Ủy ban giám sát cạnh tranh trên thị trường đơn lẻ của EU có quyền phạt các công ty mà họ cho là đã làm tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Apple có thể bị phạt hàng chục tỷ USD do vi phạm luật 'chống độc quyền'   - Ảnh 1.

Apple Pay ra mắt vào năm 2015.

Apple Pay là một ví kỹ thuật số cho phép người dùng thực hiện thanh toán không tiếp xúc.

"Trên cơ sở sơ bộ, chúng tôi đã phát hiện ra rằng Apple đã lạm dụng vị trí thống trị của mình để đưa ra hạn chế quyền truy cập vào "đầu vào chính" – một thao tác cần thiết để cho các bên thứ ba tham gia phát triển ví di động trên điện thoại của Apple", thông báo cho biết.

"Apple đã xây dựng một hệ sinh thái khép kín xung quanh các thiết bị của mình và hệ điều hành iOS. Apple kiểm soát các cánh cổng vào hệ sinh thái này, đặt ra luật chơi cho bất kỳ ai muốn tiếp cận người tiêu dùng sử dụng thiết bị của Apple", tuyên bố cho biết thêm.

"Chúng tôi lo ngại rằng Apple có thể đã cạnh tranh bất hợp pháp trên thị trường ví di động trên các thiết bị của Apple. Giờ đây, Apple có thể giải đáp những lo ngại của chúng tôi", Ủy viên giám sát cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager cho biết trong một tweet.

Trước đây, Apple đã lập luận rằng các hạn chế mà họ đặt ra đối với Apple Pay là do lo ngại về bảo mật. Vestager cho biết tại một cuộc họp báo rằng, cuộc điều tra "không có bất kỳ bằng chứng xác thực nào cho thấy nguy cơ bảo mật cao hơn" và hành vi của Apple "không thể được biện minh" theo cách này.

Apple có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 10% tổng doanh thu toàn cầu của mình, tương đương 36,6 tỷ USD (dựa trên doanh thu năm ngoái. Tuy nhiên, EU hiếm khi đưa ra các hình phạt tối đa.

Apple Pay được sử dụng bởi hơn 25.000 ngân hàng ở Châu Âu.

Công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể yêu cầu một phiên điều trần kín để bảo vệ mình và họ cũng có thể gửi văn bản cho Ủy ban chống độc quyền của EU trước khi cơ quan này đưa ra quyết định.

Không có thời hạn pháp lý cho việc kết thúc cuộc điều tra.

Vào tháng 9 năm ngoái, Apple đã bị tòa án liên bang Hoa Kỳ yêu cầu xử lý các nhà phát triển ứng dụng và nới lỏng quyền kiểm soát đối với các khoản thanh toán trong ứng dụng.

HÀ MINH