Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ bắt đầu tập trung vào việc trau dồi trí tuệ cảm xúc của con cái. Trẻ có thể cư xử tốt và hợp lý khi ở nhà, dần trở nên điềm tĩnh, lịch sự. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu ý nghĩa thực sự của EQ cao ở trẻ. Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi “EQ cao”, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.
Nhiều đứa trẻ ngoan ngoãn, cư xử rất biết điều không phải vì trí thông minh cảm xúc của bé cao đến đâu, mà là vì trong lòng chúng thiếu tình yêu thương. Những dấu hiệu này rất đáng để các bậc phụ huynh phải suy nghĩ.
1. Quá quan tâm đến ý kiến người khác
Những đứa trẻ thiếu tình thương rất mong muốn sự quan tâm của cha mẹ, vì vậy chúng thường dùng những lời nói và việc làm khác nhau để thu hút sự chú ý của họ. Một trong những đặc điểm nổi bật là chúng rất phụ thuộc vào những lời khen ngợi của cha mẹ. Trong tiềm thức trẻ sẽ từ bỏ những ý kiến và nhu cầu của bản thân, cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và quen nhìn thái độ của phụ huynh khi làm mọi việc.
Trẻ học được cách “đọc mặt người khác” trong cư xử. Một khi nhận thấy khuôn mặt của cha mẹ không vui, trẻ sẽ ngừng hành vi của mình cho đến khi họ trở nên tốt hơn. Đó là một biểu hiện quan trọng của sự bất an.
2. Quá ngoan và hiểu chuyện
Những đứa trẻ bình thường không ít thì nhiều cũng sẽ có những kiểu nghịch ngợm, hiếu động, mắc lỗi… Vậy nhưng có một số em bỗng dưng rất ngoan, luôn hành động và cư xử hợp lý, có thể phụ huynh sẽ rất hài lòng nhưng thực chất chúng ta cần đặt dấu hỏi tại sao trẻ lại khác thường như vậy?
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ là người thân yêu, gần gũi nhất. Nếu chúng không dám bày tỏ tình cảm thật của mình thì không phải là lanh lợi hiểu chuyện mà là biểu hiện trẻ đang có cảm giác bất an. Lúc này, cha mẹ nên ngẫm lại cách giáo dục con cái và xem mình có ít khi đồng hành cùng con hay không.
3. Không có yêu cầu
Trong quá trình phát triển ý thức, những ham muốn bên trong của con cái sẽ tăng lên, và những đòi hỏi đối với bản thân và cha mẹ chúng cũng sẽ tăng lên. Nếu trẻ không bao giờ chủ động hỏi thì chứng tỏ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất nhạy cảm, trẻ rất khao khát tình yêu thương của cha mẹ.
Cha mẹ nên giúp con như thế nào?
1. Thể hiện tình yêu thương với trẻ
Khi con còn nhỏ, cha mẹ nên bày tỏ tình yêu thương với con thường xuyên hơn, ôm con, động viên, ở bên con và trực tiếp nói: "Mẹ yêu con lắm". Ngay cả khi trẻ làm điều gì sai, cha mẹ nên đưa ra lời ρhê bình nhẹ nhàng, và cho trẻ biết rằng mình nhắc nhở là vì lợi ích của trẻ. Đừng so sánh với con cái của người khác, điều này sẽ chỉ làm cho sự thất vọng của trẻ thêm trầm trọng.
2. Đừng nói với con của bạn: Bố/Mẹ không yêu con, không muốn thấy con
Dù tức giận đến mấy cũng không nên nói ra những lời này. Bởi vì đứa trẻ còn quá nhỏ để phân biệt giữa các chi tiết thật và lời hờn dỗi, chúng sẽ thực sự tin điều đó.
3. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến của mình
Giao tiếp là một cách tốt để thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ gần gũi hơn. Cha mẹ nên khuyến khích con bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của mình.
Lời tâm sự chân thật của người mẹ: Tôi đã nuôi dạy con trai mình thành "đồ bỏ đi" nhưng không hề hối hận
Cuối cùng, trẻ sẽ chỉ phát triển thành những gì chúng có thể trở thành chứ không phải những gì cha mẹ mong muốn.