Ngày 30/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận "bí quyết thủ công và văn hóa làm bánh mì baguette" là Di sản văn hóa phi vật thể.
Tổng giám đốc của UNESCO, Audrey Azoulay, nói với CNN rằng quyết định bảo vệ baguette nhằm tôn vinh "truyền thống", "nghề thủ công" và đảm bảo "cách nướng thủ công" của loại bánh này được "truyền lại cho thế hệ tiếp theo".
"Đây là nét thân thuộc trong văn hóa ăn uống của nhiều người. Luôn có một cửa hàng bán bánh mì ở bất kỳ đâu, bạn có thể đi mua bánh mì tươi với giá cả phải chăng, đồng thời gặp gỡ mọi người, gặp gỡ những người làm bánh, đó là một yếu tố rất quan trọng của sự gắn kết xã hội", bà Azoulay cho biết.
Baguette - loại bánh mỳ được làm từ hỗn hợp bột mỳ, nước, men và muối, đã trở thành biểu tượng hàng đầu của nước Pháp giống như Tháp Eiffel.
Ngày nay, một chiếc baguette được bán với giá khoảng 1 euro (hơn 25.000 đồng). Dù mức tiêu thụ baguette đã giảm trong thế kỷ qua, nhưng Pháp vẫn cho ra lò khoảng 16 triệu ổ mỗi ngày, tức 6 tỉ chiếc baguette mỗi năm.
Có nhiều câu chuyện về loại bánh mì này. Có người nói những người thợ làm bánh của Napoleon Bonaparte đã nghĩ ra hình dạng thon dài của ổ bánh mì để giúp quân đội mang theo dễ dàng hơn. Có câu chuyện khác cho rằng một người thợ làm bánh người Áo tên là August Zang đã phát minh ra loại bánh mì này.
Theo Liên đoàn Thợ làm bánh Pháp, baguette được làm từ bột mì, nước, muối và men. Bột bánh phải được ủ từ 15 đến 20 giờ ở nhiệt độ từ 4 đến 6 độ C.
Bánh mì baguette cũng được người Pháp đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 20 và được coi là "tiền thân" của bánh mì Việt.
Gia đình bé gái bị 'dì ghẻ' hành hạ dẫn đến tử vong kháng cáo, đề nghị xử người cha tội giết người
Sau khi kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, cho rằng hình phạt đối với Nguyễn Kim Trung Thái quá nhẹ, không đúng với bản chất hành vi phạm tội, nên gia đình nạn nhân đã làm đơn kháng cáo, đề nghị xử lý Thái tội giết người.