Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 9-11, vị trí tâm bão số 6 (t bão Nakri) ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 120 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km. Đến 13 giờ ngày 10-11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 190 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tiếp đó là một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 11-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Bắc Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên ở khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 15. Sóng biển cao từ 7-8 m; biển động dữ dội. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Từ đêm nay 9-11, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao từ 4-6 m. Biển động dữ dội.
Từ chiều tối mai 10-11, vùng ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 6.
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 9-11 đến ngày 12-11, ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực: Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắc Nông, Lâm Đồng: 100-200 mm; Bình Định đến Khánh Hòa: 200-350 mm, cục bộ một Khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk: 150-250 mm.
Trưa 9-11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường có cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về công tác phòng chống cơn bão số 6, đồng thời trực tiếp đi kiểm tra các khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Bộ trưởng Cường yêu cầu đến trưa 10-11 phải lên phương án và đưa toàn bộ 3.000 hộ với hơn 11.000 nhân khẩu vùng ven biển bị tác động bão trực tiếp đến nơi an toàn.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tại khu vực quần đảo Trường Sa có 96 tàu với 2.290 lao động Quảng Ngãi vào neo trú và đang tiếp tục giữ liên lạc. Ngoài ra có 11 tàu với hơn 300 lao động đang ở vùng biển Philippines trú bão.Tại huyện đảo Lý Sơn có 38 lồng bè nuôi cá được di chuyển vào bờ, ngư dân nuôi cá lồng bè đều lên bờ, không ở lại bè.
lý sơn |
Trước đó, sáng 9/11, ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết đã chỉ đạo cho 190.000 học sinh các cấp nghỉ học vào thứ hai tuần sau, ngày bão Nakri dự kiến đổ bộ. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên yêu cầu các trường nhắc nhở học sinh vùng nước sâu, dễ sạt lở không tụ tập bạn bè đi xem nước lũ, lụt ở sông suối hồ để phòng tránh tai nạn. Sau khi bão qua, các đơn vị giáo dục kịp thời động viên, thăm hỏi gia đình giáo viên học sinh bị thiệt hại do bão lũ.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh cũng đã ký công điện khẩn ứng phó với bão số 6, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Theo đó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong 2 ngày 10-11/11 nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trước cơn bão số 6.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định, cũng yêu cầu cho 378.000 học sinh nghỉ học vào ngày 11/11, căn cứ tình hình thực tế cho học sinh đi học lại, đề phòng tai nạn xảy ra trên đường đến trường do bị nước lũ chia cắt, cây xanh, tường rào đổ sập, rò rỉ điện.
Có nên cho trẻ uống lá tía tô trước tiêm vaccine COVID-19 để giảm sốt?
Sắp tới TP.HCM sẽ triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, nhiều phụ huynh lo lắng cho tình trạng sốt sau tiêm và thắc mắc có nên cho trẻ uống tía tô trước khi tiêm?