Bất chấp nạn đói, thế giới vẫn lãng phí gần 1 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm

Đại dịch Covid-19, cuộc chiến ở Ukraina đang khiến cho tình trạng nghèo đói của thế giới trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bất chấp điều đó tình trạng lãng phí thực phẩm trên thế giới vẫn rất lớn khiến nhiều quốc gia phải vào cuộc.

Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ), thế giới đang lãng phí gần một tỷ tấn thực phẩm mỗi năm và trước tình trạng này, nhiều tổ chức, quốc gia đã cùng nhau bắt tay giải quyết.

Hạn chế tình trạng lãng phí bằng luật

Tại Tây Ban Nha, Luis Planas, Bộ trưởng Nông nghiệp, Thủy sản và Thực phẩm cho biết, nước này lãng phí 1,36 triệu tấn thực phẩm hàng năm, tương đương với việc mỗi người dân Tây Ban Nha vứt bỏ 31 kg thực phẩm mỗi năm.

Thành phố Madrid đang có kế hoạch giảm con số này bằng ra một bộ quy định mới để kiềm chế lãng phí thực phẩm. Chính phủ đã thông qua một dự luật quy định các siêu thị sẽ bị phạt vì vứt bỏ thức ăn thừa - lên tới 60.000 € (57.000 USD), hoặc cao nhất là 500.000 € đối với những người tái phạm. Luật này, nếu được quốc hội thông qua, cũng sẽ bắt buộc các nhà hàng phải cung cấp cái gọi là "túi đựng đồ ăn cho chó" để khách mang đồ ăn thừa về nhà.

Bất chấp nạn đói, thế giới vẫn lãng phí gần 1 tỷ tấn lương thực mỗi năm   - Ảnh 1.

Mỗi năm thế giới lãng phí gần 1 tỷ tấn thực phẩm.

Tây Ban Nha hy vọng sẽ có luật vào đầu năm 2023 để hạn chế lượng thức ăn bị bỏ vào thùng rác thay vì trên đĩa của ai đó cũng như để giảm chi phí dành cho việc bảo vệ môi trường.

Trong khi hàng triệu người thiếu đói, thực phẩm hàng ngày trên khắp thế giới bị lãng phí ở tất cả các điểm trong chuỗi sản xuất, từ trang trại đến cơ sở chế biến. Các biện pháp hiện đang được thực hiện ở Tây Ban Nha là một cách để giải quyết vấn đề toàn cầu này. Nhưng cũng có nhiều cách tiếp cận khác mà chính phủ, tổ chức và cá nhân đang thực hiện để giảm lãng phí thực phẩm.

Trong khi đó ở Pháp, việc các siêu thị tiêu hủy hoặc vứt bỏ thực phẩm không bán được là bất hợp pháp. Thay vào đó, họ phải quyên góp, cung cấp cho các tổ chức từ thiện hoặc ngân hàng thức ăn. Luật được ban hành vào năm 2016 sau một chiến dịch vận động của những người tiêu dùng và các nhà hoạt động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói và lãng phí thực phẩm.

Ý đã ban hành luật vào năm 2016 giúp các công ty quyên góp thực phẩm dễ dàng hơn, bao gồm cả việc bỏ quy định rằng thực phẩm quá hạn không được tặng.

Đó là một sự thay đổi mà theo Simone Welte, chuyên gia dinh dưỡng của Welthungerhilfe - một tổ chức chống nạn đói trên toàn thế giới của Đức - cũng muốn thấy luật này ở Đức.

"Quá trình quyên góp cho các ngân hàng thực phẩm cần được tổ chức tốt hơn", Welte nói và cho biết thêm rằng nên các cửa hàng nên được phép tặng những thực phẩm đã qua hạn sử dụng, bởi vì những thực phẩm đó thường chưa tệ.

Nhiều tổ chức đang sử dụng nhiều cách thể thu hồi thức ăn lãng phí

Hiện ở các nước châu Âu, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ ở cấp thành phố, quận hoặc tiểu bang làm việc với các trang trại, nhà bán lẻ và ngành khách sạn để phân phối lại thực phẩm dư thừa để nó không bị lãng phí. Một trong những tổ chức này là Dự án Felix, đã giải quyết nạn đói và lãng phí thực phẩm ở London từ năm 2016.

Bất chấp nạn đói, thế giới vẫn lãng phí gần 1 tỷ tấn lương thực mỗi năm   - Ảnh 2.

Nhiều tổ chức áp dụng nhiều cách khác nhau để hạn chế tình trạng lãng phí.

Amy Heritage, người phát ngôn của Dự án Felix, hoạt động của tổ chức này chủ yếu là tổ chức hậu cần.

Tổ chức phi chính phủ này hiện có bốn nhà kho lớn ở London và một nhà bếp. Họ thu thập thực phẩm từ hơn 400 nhà cung cấp, như siêu thị và nhà hàng. Sau đó, thực phẩm được sắp xếp và kiểm tra bởi một số lượng lớn tình nguyện viên, trước khi nó được phân phối lại cho khoảng 1.000 tổ chức địa phương mà Dự án Felix làm việc cùng. Những nơi nhận lương thực bao gồm tổ chức từ thiện, quán ăn, bếp ăn cộng đồng và trường học.

"Nhiều người nghĩ rằng thức ăn là rác", Heritage nói. Nhưng điều đó khác xa sự thật: "Chất lượng của các loại thực phẩm này vẫn tốt khá đáng kinh ngạc".

Felix ước tính đến cuối năm nay, dự án này sẽ phân phối 40 triệu suất ăn trên khắp London. Năm 2021, đó là 30 triệu bữa ăn. Vào năm 2019, trước đại dịch coronavirus, con số là 6 triệu bữa ăn.

Heritage cho biết, để tiếp tục giải quyết rác thải thực phẩm hiệu quả hơn, các tổ chức như Dự án Felix cần nhiều hơn hai thứ: tài trợ và tình nguyện viên. Nhà kho, xe hơi, đồ dùng nhà bếp - tất cả đều tốn kém tiền bạc, và cần nhiều người chung tay để duy trì một hoạt động hậu cần lớn như vậy.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý tình trạng lãng phí

Trong khi đó, Winnow, một công ty có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đang sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để giúp các nhà bếp thương mại lớn giảm lãng phí thực phẩm của họ. Khách hàng của công ty này bao gồm các khách sạn, nhà hàng và các hãng tàu du lịch tại 45 quốc gia trên thế giới.

Bất chấp nạn đói, thế giới vẫn lãng phí gần 1 tỷ tấn lương thực mỗi năm   - Ảnh 3.

Trong khi đó, nạn đói vẫn thường trực ở nhiều nơi trên thế giới.

Người phát ngôn của Winnow, Maria Sanu, giải thích hoạt động của công ty: " Đơn giản, các thùng rác trong nhà bếp của khách hàng của Winnow được trang bị cân và camera ghi lại thông tin về thực phẩm và lượng thức ăn được vứt đi. Thông tin đó được tổng hợp thành các báo cáo hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng mà các đầu bếp có thể sử dụng để điều chỉnh lượng hàng mà họ mua vào".

Chẳng hạn như, mua bao nhiêu đậu Hà Lan là đủ, và bao nhiêu là quá nhiều? Winnow giúp các đầu bếp lên kế hoạch về số lượng hàng mà họ cần.

Trong số những khách hàng của Winow có văn phòng lớn có những chiếc thùng rác với thiết bị này để tìm hiểu những thức ăn mà khách hàng vứt đi.

"Nếu mọi người luôn vứt bỏ các phần tráng miệng của họ, có lẽ các lát bánh cần phải nhỏ hơn. Nếu có nhiều cà chua trong thùng rác, thì cũng có thể là lúc bạn nên cung cấp món salad mà không có cà chua", Sanu nói.

Winnow tuyên bố trên trang web của mình, quy trình này, có thể là dành cho nhà bếp công nghiệp hoặc nhà ăn công ty, giúp các đầu bếp cải thiện quy trình sản xuất thực phẩm, "tiết kiệm tiền và giảm tác động của môi trường".

Chuyên gia dinh dưỡng Welte của Welthungerhilfe cho biết, người tiêu dùng hiếm khi vứt bỏ thực phẩm nếu như số lượng với họ vừa đủ.

Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm trước khi giao cho các nhà bán lẻ cần phải được cải thiện. "Vẫn còn rất nhiều kho lưu trữ theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, đối với hàng hóa khô như ngũ cốc và các loại hạt, sẽ rất tốt nếu sử dụng túi kín. Điều đó giúp ngăn ngừa sâu bệnh và ngăn ngừa nấm mốc", Welte nói thêm.

Ở Đức, 40% trong số 75 kg thực phẩm bị lãng phí mỗi người mỗi năm là trong các hộ gia đình và điều này khiến người tiêu dùng cá nhân trở thành nguồn lãng phí lớn nhất.

Welte nói: "Người tiêu dùng đã quen với suy nghĩ là luôn có nhiều thực phẩm".

75 kg thực phẩm lãng phí đổ thẳng vào thùng rác tương đương với 1/3 lượng thực phẩm mà người tiêu dùng vứt bỏ trong một tuần.

Người tiêu dùng ở các nước công nghiệp đã quen với việc có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn.

Vậy người tiêu dùng cá nhân có thể làm gì để lãng phí thực phẩm ít hơn? Lời khuyên của Welte: Đừng quăng bất cứ thứ gì vì "ngày đẹp nhất đã đến rồi nó cũng sẽ đi".

"Hãy ngửi và nếm thử để biết nó còn ăn được hay không. Sữa chua hầu như luôn luôn tốt. Táo già có thể được sử dụng để làm nước sốt táo", chuyên gia dinh dưỡng này cho biết.

Ngoài ra, hãy mua số lượng ít hơn ngay từ đầu, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn phải quay lại siêu thị vào cuối tuần. Bằng cách đó, bạn không có nguy cơ để thực phẩm bị hỏng.

MINH NGUYỄN