Bitcoin rơi khỏi mốc 32.000 USD, 90% giao dịch BTC lớn đến từ Trung Quốc

Giá Bitcoin hôm nay 24/1 rơi khỏi mốc 32.000 USD, tổng vốn hóa tiền ảo đang ở mức 934 tỷ USD. 90% giao dịch Bitcoin lớn đến từ Trung Quốc.

Lúc 8h10 ngày 24/1, giá Bitcoin trên CoinDesk là 31.983,29 USD, giảm 2,54% so với 24 giờ trước. Vốn hóa thị trường hiện ở mức 593,5 tỷ USD.

Nhóm 10 đồng tiền ảo dẫn đầu về vốn hóa trên Coinmarketcap phần lớn đều giảm giá. Đồng tiền lớn thứ 2 là Ethereum, đang giao dịch ở mức 1.235,24 USD/ETH, tăng 1,06% so với giá hôm qua.

Đồng Tether giảm 0,24% giá trị so với 24 giờ trước, ghi nhận mức 0,991 USD.

capture.jpg
Top 10 tiền ảo có giá trị cao nhất (ghi nhận vào 8h10 ngày 24/1/2021).

XRP hôm nay giảm 0,1% giá trị, ở mức 0,2717 USD/XRP. Đồng Litecoin tăng 0,98% giá trị, ở mức 137,67 USD.

Bitcoin Cash giảm 1,55%, có giá 431,63 USD. Đồng Polkadot hôm nay tăng 7,75% giá trị, đang ở mức 18,38 USD. Đồng Binance Coin hôm nay tăng 0,29% giá trị, về 40,72 USD.

Với việc giảm giá các đồng tiền lớn như Bitcoin hay Bitcoin Cash, tổng vốn hóa thị trường tiền ảo đang duy trì ở mức 934,7 tỷ USD, thấp hơn 7,2 tỷ USD so với 24 giờ qua.

j.jpg

Mặc dù Bitcoin bị cấm chính thức ở Trung Quốc, nhưng quốc gia này đã chiếm phần lớn khối lượng giao dịch BTC, nghiên cứu mới của Messari cho biết. Ngoài ra, châu Á chiếm thị phần lớn nhất đối với hoạt động của cá voi và các giao dịch lớn.

Trung Quốc thống trị lĩnh vực tiền điện tử

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định rằng BTC bị cấm trong biên giới quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là một trong những người chơi lớn nhất và quan trọng nhất trong sự phát triển của tiền điện tử hàng đầu.

Như đã báo cáo trước đây, Trung Quốc chịu trách nhiệm cho hơn 60% hashrate BTC, có nghĩa là phần lớn các miner nằm trong nước này.

Công ty phân tích Messari đã tổng hợp một báo cáo để đưa ra con số thống trị của đất nước. Ngoài nhóm miner đáng kể nhất, quốc gia đông dân nhất thế giới này còn có các cộng đồng phát triển tiền điện tử khổng lồ và là nơi có 3 trong số các sàn giao dịch lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo thừa nhận rằng “câu chuyện thù địch” của chính phủ đối với tiền ảo đã khiến các nhà đầu tư địa phương nắm giữ ít BTC hơn. Thay vào đó, họ đã tập trung vào các giao dịch lớn hơn và thường xuyên hơn.

pic1-min-9.png
Khối lượng giao dịch của các Sàn giao dịch tiền điện tử. Nguồn: Messari.

Điều đáng chú ý là các cuộc đàn áp về quy định đối với tiền ảo và các cá nhân nổi tiếng vẫn tiếp tục. Các báo cáo xuất hiện vào năm 2020 cho biết Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đã đóng băng tài khoản ngân hàng của những người dùng tham gia vào các hoạt động tiền điện tử.

Hơn nữa, các nhà chức trách được cho là đã đưa người sáng lập OKEx vào danh sách đen trong khi điều tra sàn giao dịch phổ biến.

40% vốn hóa thị trường đến từ châu Á

Báo cáo của Messari cũng có cách tiếp cận rộng hơn để kiểm tra hành vi của các nhà phát triển, nhà đầu tư và người dùng trên toàn lục địa châu Á. Ngoài sự thống trị của Trung Quốc nói trên, các quốc gia khác trong khu vực, chẳng hạn như Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore, đã chiếm một phần đáng kể trong chiếc bánh tiền điện tử.

Báo cáo cũng cho biết, 42% vốn hóa thị trường trong số 20 token hàng đầu có trụ sở chính nằm ở châu Á, theo dữ liệu tính đến giữa tháng 1 năm 2021.

pic2-min-8.png
Sự thống trị của Châu Á về tiền điện tử. Nguồn: Messari.

Các công ty châu Á cũng thống trị thị trường kỳ hạn. Nghiên cứu kết luận rằng các công ty như vậy chiếm 94% khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai BTC.

THUẬN TIỆN