Trước đó, như đã thông tin, một cây phượng tại Trường Trung học cơ sở Bạch Đằng (Thành phố Hồ Chí Minh) bị bật gốc dù không có tác động của mưa gió, đè lên nhiều học sinh khiến một em tử vong và một số em khác bị thương nặng. Sự việc này khiến cho nhiều trường học đã tự loại bỏ các cây phượng trong khuôn viên trường học.
Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thầy và trò tại các trường học tại Hà Nội, ngày 27/5/2020, Sở GDĐT Hà Nội đã có công văn gửi các Trưởng Phòng Giáo dục, các trường trên địa bàn thành phố đề nghị rà soát lại vấn đề cây, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước, tai nạn, phòng dịch, an toàn vệ sinh thực. Đến nay toàn hệ thống giáo dục thành phố đã được ra soát, kiểm tra nghiêm túc.
Hai bên bờ sông Tô Lịch những cây phượng vĩ khoe sắc đỏ rực rỡ., tô đẹp cho thành phố Hà Nội. Ảnh VOV |
Ông Phạm Thanh Học cho rằng: “Sau sự cố này tội nghiệp cho cây phượng khi đây là sự cố đầu tiên hy hữu vì gốc của cây mọt, dù không có mưa to gió lớn tự nhiện cây ngả không may đè trúng học sinh và có cháu tử vong. Ở đây rõ ràng có những nơi là đang làm hơi thái quá, chặt hết thế là không được. Cây phượng đi vào thơ ca, đi vào cuộc sống gắn với tuổi học trò. Thế nhưng vụ việc cũng cảnh báo cho chúng ta”.
Ông Học cũng cho biết thêm, hiện nay toàn bộ cây xanh trên địa bàn do Công ty Công viên cây xanh quản lý, đến thời điểm này đã cắt tỉa được 20.000 cây xanh. Từ này đến cuối mùa mưa bão sẽ cắt tỉa thêm 30.000 cây. Tổng cộng là 50.000 cây được cắt tỉa gấp 10 lần so với năm 2015 trở về trước.
“Đối với Hà Nội, chúng ta đã có phản ứng nhanh, kiểm soát cẩn thận, chặt chẽ hơn sau vụ cây đổ ở TPHCM”, ông Học nói.
Cận cảnh cây phượng bật gốc đè chết một học sinh ở TP.HCM
Sáng nay (26/5), một cây phượng vĩ ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bất ngờ bật gốc ngã xuống đất đè trúng một số em học sinh tại trường.