Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, khi các thông số đầu vào (phát điện, truyền tải, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành...) biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên, EVN sẽ được tăng giá điện. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành (giá bán điện bình quân tăng 3% trở lên).
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 1% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN sẽ được quyết định tăng giá điện. Tập đoàn này sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, để kiểm tra, giám sát.
Ảnh minh họa. |
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 5% đến dưới 10% và trong khung giá, EVN lập phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sau đó, Bộ Công Thương sẽ cùng các cơ quan rà soát, kiểm tra và có ý kiến về phương án điều chỉnh giá điện do EVN trình. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quản lý, EVN quyết định tăng giá điện theo từng nhóm khách hàng từ ngày 1/10 của năm có biến động giá.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 10% trở lên, thẩm quyền quyết định tăng giá thuộc Thủ tướng. Quyết định sẽ được Thủ tướng đưa ra trên cơ sở báo cáo, rà soát từ các cơ quan quản lý và ý kiến của Ban chỉ đạo điều hành giá. Thời gian điều chỉnh từ ngày 1/10 của năm biến động giá.
Hiện, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Mức này duy trì từ năm 2019 đến nay dù theo Quyết định 24/2017 giá điện được điều chỉnh 6 tháng một lần khi các chi phí đầu vào biến động.
Theo EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh (không gồm khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại 2019-2021 của các đơn vị phát điện). Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019.
Tầng chuyên đánh đập - nơi đáng sợ nhất với người Việt ở Campuchia
"Những ai có ý định bỏ trốn, làm việc không tốt sẽ bị đem lên đây đánh đập, tra tấn", Thanh kể.