Phượng đã đỏ và bằng lăng đã hé ... CƠN RUNG CHẤN ĐÃ QUA
Sau rất nhiều năm thực hiện kỳ thi ba chung để xét tuyển Đại học, năm 2015 việc Bộ giáo dục đào tạo quyết định bỏ kỳ thi ba chung thực hiện kỳ thi THPT QG là một bước thay đổi tích cực bởi nó giảm áp lực cho thí sinh, bớt tốn kém cho xã hội. Kỳ thi THPT QG có tính chất 2 trong 1 vừa để xét tốt nghiệp vừa làm căn cứ để các trường ĐH CĐ xét tuyển đại học.
Nhưng ngày 21/4 vừa qua, trong lúc cả nước đang gồng mình ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid 19, các em học sinh vừa phải nghỉ học tập trung để học online khá chật vật thì hàng trăm ngàn học sinh lớp 12 và gia đình các em thực sự “sốc“ khi Bộ GD&ĐT công bố dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, còn việc tuyển sinh là quyền của các trường ĐH CĐ. Nỗi lo chồng lên nỗi lo, lo học, lo ôn, lo bệnh dịch giờ lại thêm nỗi lo sợ vì dự định này của Bộ GDDT..
Hoang mang và khó hiểu là tâm trạng của đông đảo học sinh và phụ huynh trước chủ trương này. Một sự thay đổi khiến thí sinh và các trường đại học chóng mặt dù lãnh đạo ngành đã từng cam kết: hình thức thi THPTQG không thay đổi ít nhất trong 3 năm và việc tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH cũng cần phải có lộ trình với mục tiêu giảm áp lực cho thí sinh và đỡ tốn kém cho phụ huynh, cho xã hội.
Khi đưa ra chủ trương này Bộ GD&ĐT dường như đã quên cam kết của mình? Có rất nhiều lời giải cho bài toán đầy tính đánh đố về tuyển sinh năm nay nếu kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp thì các trường ĐH, CĐ sẽ căn cứ vào đâu để tuyển sinh. Những trường lớn như ĐH Bách khoa HN, ĐHQG HN vốn đã là sự lụa chọn hàng đầu của thí sinh thì đã nhanh chóng chủ động chuẩn bị phương án thi riêng. Còn các trường top dưới thì lắc đầu ngắc ngoải bởi phương án nào cũng bế tắc! Việc tính điểm chung cho bài thi tổ hợp khiến nhiều trường quan ngại vì sẽ rất khó chọn được thí sinh đúng năng lực theo học chuyên ngành, ngoài ra cũng đẩy các trường y dược vào tình thế “kêu cứu“.
Không những thế, việc ra đề thi cũng như bắt đầu lại từ đầu việc tổ chức thi tuyển trong thời gian ngắn ngủi thưc sự là 1 thách thức không có lời giải. Sau khi chứng kiến sự sục sôi của dư luận xã hội và học sinh cũng như sự phản ứng của các trường ĐH CĐ, ngày 28/4, Bộ GD&ĐT chính thức đưa ra quyết định cuối cùng là “không thay đổi hay xáo trộn gì trong kỳ thi THPT năm nay“. Vậy là lời khẩn cầu đã thấu? Hay đây là cách để Bộ GD&ĐT thể hiện sự “xã hội hóa quản lý giáo dục“ theo kiểu đưa 1 vấn đề giáo dục quan trọng ra cho thí sinh, phụ huynh, xã hội cùng bàn để đi đến một quyết sách là: mọi thứ vẫn giữ nguyên như cũ.
Qua quyết định này, nhiều người vẫn muốn đặt câu hỏi: Với kinh nghiệm dày dặn trong tuyển sinh liệu Bộ GD&ĐT với đội ngũ chuyên gia giáo dục đông đảo đầy tài năng có nhất thiết phải tạo ra một cơn rung chấn mạnh mẽ đến như vậy ?
Phương án tổ chức lại kì thi tốt nghiệp THPT: Giảm tải hay thêm áp lực?
Nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng hai kỳ thi tăng thêm áp lực cho các em, đặc biệt là việc phải lên thành phố thi kỳ thi thứ 2.