Cách ly toàn xã hội: Siêu thị đầy ắp hàng, người tiêu dùng xếp hàng đo thân nhiệt

TP.HCM đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích sau lệnh cách ly toàn xã hội.

Tuy nhiên nhiều người dân vẫn xếp hàng để mua sắm hay chờ thanh toán tại các siêu thị. Tại Trung tâm mua sắm AEON Tân Phú, người dân phải xếp hàng rửa tay và đo thân nhiệt mới được vào mua sắm nên dòng người xếp hàng khá dài. Tuy nhiên người dân khá trật tự và xếp hàng đúng khoảng cách mà hướng dẫn viên yêu cầu.

Người dân phải xếp hàng rửa tay và kiểm tra thân nhiệt trước khi vào siêu thị mua sắm. Ảnh: Cẩm Viên. 
Người dân phải xếp hàng rửa tay và kiểm tra thân nhiệt trước khi vào siêu thị mua sắm. Ảnh: Cẩm Viên. 

Chị Thảo (28 tuổi, quận Tân Phú) chia sẻ: “Tuy hơi bất tiện khi phải xếp hàng kiểm tra thân nhiệt nhưng tôi nghĩ đó là giải pháp an toàn cho tất cả mọi người trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp”.

Trong suốt quá trình mua sắm trung tâm liên tục thông báo siêu thị sẽ luôn mở cửa và cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người dân đồng thời kêu gọi người dân giữ đúng khoảng cách khi mua sắm.

Gian hàng mì gói kẹt kín người, nhưng mì gói cũng bày bán rất nhiều. Ảnh: Cẩm Viên
Gian hàng mì gói kẹt kín người, nhưng mì gói cũng bày bán rất nhiều. Ảnh: Cẩm Viên

Theo chỉ thị của thủ tướng thì các chợ, siêu thị, cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì hoạt động bình thường sau 0h ngày 1/4/2020.

Cảnh mua sắm tại AEON Tân Phú. Video: Cẩm Viên. 

UBND TP.HCM khẳng định luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của Người dân trên địa bàn Thành phố. Các chợ, siêu thị, cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn duy trì hoạt động bình thường sau 0h ngày 1/4/2020.

Người dân mua sắm rất đông nhưng hàng hóa cũng luôn đầy ắp. Ảnh: Cẩm viên. 
Người dân mua sắm rất đông nhưng hàng hóa cũng luôn đầy ắp. Ảnh: Cẩm viên. 

Các đơn vị kinh doanh hệ thống siêu thị, cửa hàng trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch dự trữ, đảm bảo nguồn cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đồng thời, UBND TP.HCM khuyến cáo người dân không mua tích trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm.

Người dân xếp hàng thanh toán phải đúng khoảng cách quy định của siêu thị. Ảnh: Cẩm Viên. 
Người dân xếp hàng thanh toán phải đúng khoảng cách quy định của siêu thị. Ảnh: Cẩm Viên. 
Đứng đúng khoảng cách. Ảnh: Cẩm Viên. 
Đứng đúng khoảng cách. Ảnh: Cẩm Viên. 

Để giảm rủi ro lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần khuyến cáo của Bộ Y tế, UBND TP.HCM yêu cầu Người dân:

Hạn chế tối đa việc đến các điểm bán tập trung đông người (như siêu thị, cửa hàng tiện ích...) và tích cực sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nhà;

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Giấy vệ sinh không hiếm và cũng ít người mua. Ảnh: Cẩm Viên. 
Giấy vệ sinh không hiếm và cũng ít người mua. Ảnh: Cẩm Viên. 

Bộ Công thương cũng cho biết, tại các địa phương, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối và nhiều tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Nhân viên lên hàng liên tục. Ảnh: Cẩm Viên.
Nhân viên lên hàng liên tục. Ảnh: Cẩm Viên.
Cách ly toàn xã hội: Siêu thị đầy ắp hàng, người tiêu dùng xếp hàng đo thân nhiệt
Sức mua quá lớn nên nhân viên trung chuyển hàng hóa làm việc hết công suất - Ảnh: Cẩm Viên. 
Sức mua quá lớn nên nhân viên trung chuyển hàng hóa làm việc hết công suất - Ảnh: Cẩm Viên. 

Sở Công Thương TP.HCM cũng lên kịch bản cho những tình huống xấu nhất nếu dịch bệnh diễn tiến phức tạp:

Tình huống một, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, thành phố có dưới 100 người nhiễm COVID-19. Sở Công thương dự báo, người dân thay đổi thói quen từ mua sắm hàng ngày chuyển sang tập trung những ngày cuối tuần. Thị trường xuất hiện việc thu gom, tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch gây khan hiếm ở một số thời điểm.

Một nhân viên quầy thịt liên tục ra hàng cung cấp cho người tiêu dùng. Ảnh: Cẩm Viên
Một nhân viên quầy thịt liên tục ra hàng cung cấp cho người tiêu dùng. Ảnh: Cẩm Viên

Sở Công Thương bám sát diễn biến thị trường, phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp bình ổn, đảm bảo cung ứng hàng hoá đầy đủ. Cục Quản lý thị trường TP HCM và chính quyền các quận huyện sẽ kiểm tra để không phát sinh tình trạng đầu cơ, găm hàng, trục lợi.

Nhiều thương hiệu mì gói được báy bán. Ảnh: Cẩm Viên. 
Nhiều thương hiệu mì gói được báy bán. Ảnh: Cẩm Viên. 

Doanh nghiệp bình ổn thị trường phải chuẩn bị hàng hoá vượt 30-40% so với ngày thường, cung ứng kịp đến điểm bán bình ổn. Các đơn vị này cũng được yêu cầu chuẩn bị nguyên vật liệu, có thể cung ứng nguồn hàng lên 50-100% trong trường hợp phức tạp hơn.

Hết hàng nhân viên lại đưa lên. Ảnh: Cẩm Viên. 
Hết hàng nhân viên lại đưa lên. Ảnh: Cẩm Viên. 

Ở tình huống xấu nhất - dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, ngành Công Thương sẽ trình thành phố chính sách huy động và phân phối hàng theo cơ chế đặc thù. Việc xuất khẩu nguyên liệu và thành phẩm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và mặt hàng phòng dịch bị hạn chế.

Rau củ quả đầy ắp. Ảnh: Cẩm Viên
Rau củ quả đầy ắp. Ảnh: Cẩm Viên
Một quầy trái cây. Ảnh: Cẩm Viên
Một quầy trái cây. Ảnh: Cẩm Viên

So với ngày thường, trong giai đoạn ứng phó phòng chống COVID-19, lượng hàng bình ổn tại TP HCM chiếm 35-50% nhu cầu thị trường: lương thực hơn 3.800 tấn mỗi tháng; trứng gia cầm gần 72 triệu quả; đường hơn 2.000 tấn; thịt gia súc 6.200 tấn, thịt gia cầm 8.700 tấn...

Quầy bánh mì cũng thu hút khá đông người mua. Ảnh: Cẩm Viên. 
Quầy bánh mì cũng thu hút khá đông người mua. Ảnh: Cẩm Viên. 

Ghi nhận tại một số nơi như bách hóa xanh khu vực quận Tân Phú và Bình Tân và Coopxtra Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức TP.HCM lượng người mua cũng không quá đông. 

Người mua tại Bách Hóa Xanh, chi nhánh tại đường Kênh Nước Đen, quận Bình Tân. Ảnh: Cẩm Viên. 
Người mua tại Bách Hóa Xanh, chi nhánh tại đường Kênh Nước Đen, quận Bình Tân. Ảnh: Cẩm Viên. 
Người mua tại Bách Hóa Xanh cũng khá vắng. Ảnh: Cẩm Viên. 
Người mua tại Bách Hóa Xanh cũng khá vắng. Ảnh: Cẩm Viên. 
Người dân đeo khẩu trang, găng tay khi mua sắm tại Coopxtra. Ảnh: Tri Thức 
Người dân đeo khẩu trang, găng tay khi mua sắm tại Coopxtra. Ảnh: Tri Thức 
Người mua sắm thanh toán bằng điện thoại. Ảnh: Tri Thức. 
Người mua sắm thanh toán bằng điện thoại. Ảnh: Tri Thức. 
Nhiều người tiêu dùng sử dụng thẻ ATM thay vì dùng tiền mặt để phòng dịch. Ảnh: Tri Thức. 
Nhiều người tiêu dùng sử dụng thẻ ATM thay vì dùng tiền mặt để phòng dịch. Ảnh: Tri Thức. 
Người mua sắm tại Coopxtra cũng khá thưa - Ảnh: Tri Thức. 
Người mua sắm tại Coopxtra cũng khá thưa - Ảnh: Tri Thức. 
Người tiêu dùng khi mua sắm đều mang khẩu trang. Ảnh: Tri Thức. 
Người tiêu dùng khi mua sắm đều mang khẩu trang. Ảnh: Tri Thức. 

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương