Cách phân biệt gừng ta và gừng Trung Quốc

Cách phân biệt gừng ta và gừng Trung Quốc bằng những mẹo đơn giản.

Phân biệt các loại gừng

Gừng là loại gia vị phổ biến được sử dụng nhiều khi chế biến món ăn của gia đình Việt. Không chỉ giúp bữa ăn thêm ngon, gừng còn là bài thuốc quý giúp phòng người nhiều loại bệnh. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần của củ gừng có chứa những hợp chất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại những vi khuẩn gây bệnh. 

Tuy nhiên trên thị trường tràn ngập các loại gừng bao gồm gừng Việt Nam và gừng Trung Quốc khiến người tiêu dùng khó phân biệt. 

Gừng Trung Quốc về cơ bản rất giống gừng ta, nhưng khi ăn loại gừng này không ngon, không thơm và có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vậy cách phân biệt gừng tươi Việt Nam và gừng tươi Trung Quốc như thế nào?  

Gừng Trung Quốc (phải) - Việt Nam (trái) 

Mùi thơm: Gừng ta có vị thơm đậm, cay nồng, gừng Trung Quốc không có mùi vị. Đây là cách dễ phân biệt nhất, chỉ cần bổ đôi gừng là có thể biết. 

Kích thước: Gừng Trung Quốc có kích cỡ to, trọng lượng trung bình 3 - 5g, thân gừng tròn. Trong khi gừng ta kích thước khá nhỏ, vừa phải. 

Hình dáng: Gừng Trung Quốc to, thẳng, ít nhánh nhỏ, dánh gừng thường tròn. Gừng Việt thì thân nhỏ và dài, có nhiều nhánh xung quanh. 

Màu sắc: Củ gừng ta bề ngoài có màu nâu sạm sẫm màu, có đất bám xung quanh, trong khi đó củ gừng của Trung Quốc có màu vàng nhạt, sạch sẽ. 

Vỏ gừng: Gừng trong nước da sần sùi, nhiều đường vân. Gừng Trung Quốc vỏ trơn láng, mịn màng, ít đường vân, dễ bóc vỏ. 

Lõi gừng: Phần lõi gừng Việt Nam thường có nhiều xơ, đường vân rõ nét. Loại gừng Trung Quốc thì ít xơ gừng, không có vân tròn, dễ bẻ đôi. 

Dù gừng tươi Việt Nam có nhiều giá trị dinh dưỡng và an toàn để sử dụng nhưng vì có mẫu mã xấu nên giá thành thường thấp hơn gừng Trung Quốc. Tại các chợ truyền thống, gừng ta đang có giá khoảng 35.000 - 45.000 đồng/kg. 

Cách bảo quản gừng lâu hư

Áp dụng những mẹo nhỏ bên dưới sẽ giúp bạn bảo quản gừng tươi quanh năm, giữ được mùi thơm tự nhiên.

Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Bạn giữ nguyên củ gừng như khi mua về, bỏ vào túi/hộp nhựa kín hoặc dùng lớp giấy bạc bọc kín củ gừng sau đó đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

Với cách này, bạn có thể bảo quản gừng trong thời gian lâu và giữ được mùi thơm tự nhiên. Hạn sử dụng của gừng có thể lên tới 2 tháng.

bao-quan-xa-1.jpg

Nghiền gừng thành bột: Đem gừng đi phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành dạng bột. Trong quá trình nghiền có thể cho thêm ít muối, ít đường. Mẹo bảo quản này sẽ giúp gừng tươi có thể dùng quanh năm. 

Thành phẩm bột gừng bạn cho vào bình thủy tinh đậy kín, để ở nơi thoáng mát hoặc để vào tủ lạnh. Gừng bột có mùi vị, chất dinh dưỡng giống gừng tươi. 

Ngâm gừng với giấm: Trường hợp bạn thích mùi thơm từ gừng thì có thể ngâm chua chúng, khi đó có thể dùng được cả phần nước gừng ngâm.

Cách làm đơn giản: Đun sôi hỗn hợp nước, giấm, đường (theo tỷ lệ 1:1:1). Cho gừng vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước giấm vào ngâm trong 3 tuần. 

Sau đó, cho vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Gừng ngâm giấm sẽ giữ được độ tươi và mùi thơm vốn có. Gừng ngâm giấm giúp hỗ trợ tiêu mỡ, đốt chất béo và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.

Bảo quản trong cát: Cách bảo quản gừng này rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị một thùng đầy cát có đáy sâu rồi vùi gừng tươi mới mua vào. 

Nhiều chị em cũng thường sử dụng cách này để bảo quản cà rốt, khoai tây… 

Thùng cát chứa gừng bạn để nơi thoáng mát, sẽ giúp gừng luôn được tươi lâu và tránh bị khô.

Sấy khô gừng: Sấy khô gừng sẽ giúp bảo quản gừng lâu nhất có thể. Gừng sau khi sấy có thể sử dụng trong thời gian dài mà không mất vị hay đặc tính cay nồng vốn có. 

Cách thực hiện: Gừng được rửa sạch, để ráo nước sau đó thái thành từng miếng nhỏ đem trải đều lên khay rồi phơi khô hoặc sấy bằng lò nướng.

(Tổng hợp)

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương