Cầu Long Biên là một điểm nối giao thông quan trọng nối hai bờ sông Hồng, và được xem là biểu tượng lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Trải qua gần 120 năm hoạt động, cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới lưu thông.
Tấm đan tại mặt cầu Long Biên bị sụt thủng một lỗ lớn trong sáng 28/5. Xung quanh khu vực sụt cũng xuất hiện các vết nứt chằng chịt. Ảnh: laodong.vn |
Sáng 28/5, mặt đường bộ cầu Long Biên bị “thủng” lớn khiến nhiều người dân di chuyển qua cầu Long Biên phải dừng hoặc di chuyển chậm lại. Sự cố xảy ra khiến cầu Long Biên ùn tắc cục bộ.
Sau khi nhận được tin báo, Công ty CP đường sắt Hải Hà - đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên đã cử lực lượng đến vá lỗ thủng khẩn cấp, bảo trì cầu.
“Chúng tôi đã vá xong lỗ thủng vào trưa cùng ngày. Có thể do rờ lưới đỡ phía dưới cầu bị đứt gây nên lỗ thủng trên”, ông Nguyễn Quốc Vượng, Giám đốc Công ty CP đường sắt Hải Hà cho biết.
Thông tin về nguyên nhân gây sự cố trên, đại diện Công ty CP Đường sắt Hà Hải cho biết: do xe ba gác chở nặng đi qua đúng vị trí thanh thép đỡ mặt đường bị yếu, mục, nên gãy. Tình trạng các thanh thép bị mục bên trong, không quan sát được bằng mắt thường nên mặc dù đơn vị định kỳ kiểm tra cũng không thể phát hiện.
Đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên đã cử lực lượng đến vá lỗ thủng khẩn cấp, bảo trì cầu. Tới 12h30, sự cố cơ bản được khắc phục. Ảnh: vov.vn |
Tới 12h30, sự cố cơ bản được khắc phục, người dân có thể lưu thông bình thường. Dự kiến trong ngày 29/5, đơn vị thi công sẽ trải nhựa hoàn trả mặt bằng và tiến hành khảo sát lại toàn bộ bề mặt cầu.
Tính riêng trong tháng 5/2022, trên cầu Long Biên đã 2 lần xảy ra sự cố, khiến việc lưu thông của người dân bị ảnh hưởng. Trước đó, phần đường dành cho người đi bộ cũng bị gãy một tấm đan, tạo thành một lỗ thủng lớn vào ngày 4/5/2022. Ước tính, kích thước lỗ thủng lớn tới mức một người lớn chui lọt, nhìn thấy cả các bộ phận, kết cấu cầu phía bên dưới. Ngay sau khi phát hiện, đơn vị đã cho lắp ngay tấm đan mới, để đảm bảo an toàn cho người đi bộ trên cầu.
Hiện nay ngoài lỗ thủng đã được xử lý, trên cầu Long Biên vẫn còn tồn tại nhiều dấu hiệu xuống cấp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ảnh: laodong.vn |
Hiện nay, mặt đường bộ trên cầu Long Biên xuống cấp, bong tróc nhiều, gây lồi lõm, ổ gà, nhiều hạng mục khác cũng đang xuống cấp.
Ngoài lỗ thủng lớn gần 1m xuất hiện sáng nay thì hiện tại những lỗ thủng bé cũng đang xuất hiện dày đặc trên cầu Long Biên. Từ những lỗ này, có thể nhìn được xuống dưới sông. Ảnh: laodong.vn |
Theo đại diện Công ty CP Đường sắt Hà do thiếu vốn nên việc duy tu, bảo trì cầu Long Biên chưa thể tiến hành một cách đồng bộ nên cứ sửa chỗ này lại hỏng chỗ khác. Như vốn bảo trì 2021 dành cho cầu Long Biên được hơn 7 tỷ, nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu, chi cho thay tà vẹt gỗ, sơn dầm, sơn lan can, vá mặt đường bộ, gia cố một số dầm dọc bộ hành, gia cố một số thanh TUKM.
Được biết, cầu Long Biên mới tiến hành tu sửa vào 10.2021, thế nhưng do thiếu kinh phí nên chỉ có thể sơn lại toàn bộ lan can cầu và thay các thanh tà vẹt đã cũ, hỏng cùng một phần các dầm cầu bị hư hỏng, ăn mòn theo thời gian. Hiện giờ nhiều khung thép, cấu trúc của cây cầu lại hoen gỉ. Ảnh:laodong.vn |
Đại diện đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên cho biết, trong điều kiện vốn hạn hẹp như vậy công ty đã tiến hành thực hiện duy tu tổng hợp 1 lần/năm, bảo quản 3 lần/năm, ưu tiên kinh phí cho các hạng mục ưu tiên để đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho các phương tiện qua cầu.
Trong năm 2022, kinh phí bảo trì cho cầu Long Biên khoảng 8 tỷ, đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu. Trong đó, quý 1, đơn vị đã thực hiện sơn 2000m2, thay gần 100 tà vẹt gỗ, duy tu tổng hợp 250m, còn lại là bảo quản, vá mặt đường bộ những chỗ bị bong bật. Hiện đơn vị đã ghi đầu tên sửa chữa định kỳ các hạng mục hư hỏng, cần ưu tiên sửa chữa thời gian tới.
UBND quận Long Biên thông tin về việc "thu phí" ở bãi sông Hồng
UBND quận Long Biên đang yêu cầu làm rõ việc UBND phường "thuê" cá nhân quản lý hộ hơn 110 nghìn m2 ở bãi sông Hồng.